Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) với mặt hàng rượu, bia, nước giải khát đang nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận và liên tục được các cơ quan truyền thông báo chí phản ánh. Theo đó, ý kiến của các Đại biểu Quốc hội, phân tích của chuyên gia, đại diện hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp đề xuất, kiến nghị về lộ trình, mức độ tăng, thời gian áp thuế sao cho hợp lý và cần đánh giá kỹ tác động tới kinh tế - xã hội.
Những ngày qua, thông tin “Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố thuế đối ứng lên hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức 46%” xuất hiện nhiều trên các báo, tạp chí, trang thông tin điện tử... Có thể kể đến bài đăng trên báo Quân đội Nhân dân ngày “Thuế 46% của Mỹ - tác động và giải pháp ứng phó” (https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/thue-46-cua-my-tac-dong-va-giai-phap-ung-pho-822531); trên Dân trí có bài “Thuế đối ứng 46% từ Mỹ: Các phản ứng của doanh nghiệp Việt Nam” (https://dantri.com.vn/kinh-doanh/thue-doi-ung-46-tu-my-cac-phan-ung-cua-doanh-nghiep-viet-nam-20250403132710235.htm); Trên trang CafeF có bài “Mỹ áp thuế đối ứng 46%, Việt Nam vẫn quyết GDP tăng 8%, chuyên gia chỉ 3 chìa khóa vàng để đạt mục tiêu” (https://cafef.vn/my-ap-thue-doi-ung-46-viet-nam-van-quyet-gdp-tang-8-chuyen-gia-chi-3-chia-khoa-vang-de-dat-muc-tieu-188250404062828604.chn#img-lightbox-1)...

Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Thuế Tiêu thụ đặc biệt về ngành Nước giải khát" ngày 04/4/2025
Hầu hết các bài báo đều cho biết, việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam được cho là sẽ tác động không nhỏ đối với hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành xuất khẩu chủ lực như điện tử, dệt may, da giày, đồ gỗ… và có thể bao gồm cả ngành bia, rượu và nước giải khát đã được xuất khẩu sang Mỹ trong vài năm gần đây. Việc áp thuế sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh và có thể dẫn đến sụt giảm doanh số, giảm đáng kể lợi nhuận của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, việc tăng thuế TTĐB trong nước được dự báo sẽ tạo ra một "tác động kép" tiêu cực lên ngành này. Các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với cả việc giảm doanh thu từ xuất khẩu và nguy cơ giảm tiêu thụ trong nước do giá cả tăng. Điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận, kế hoạch sản xuất và đầu tư của các doanh nghiệp trong ngành…
Mới đây, nhằm cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến dự thảo thuế Tiêu thụ đặc biệt về ngành Nước giải khát, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã tổ chức Tọa đàm “Thuế Tiêu thụ đặc biệt về ngành Nước giải khát”. Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu kiến nghị cần có nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, chưa nên bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB).
Đưa tin về sự kiện này, 04/04/2025 trên trang của Tạp chí Đồ uống Việt Nam có bài “Không nên bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt khi chưa có đủ căn cứ khoa học và thực tiễn” (https://douongvietnam.vn/khong-nen-bo-sung-nuoc-giai-khat-co-duong-vao-doi-tuong-chiu-thue-tieu-thu-dac-biet-khi-chua-co-du-can-cu-khoa-hoc-va-thuc-tien.htm). Bài viết cho biết, tại tọa đàm, các chuyên gia, nhà khoa học đều cho rằng, nước giải khát có đường không phải là nguyên nhân chính gây ra thừa cân béo phì (TCBP), việc đưa nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB là chưa phù hợp với thực tế hiện nay. Đồng thời, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang trên đà phục hồi, cộng đồng doanh nghiệp vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn và cần nhiều sự hỗ trợ, việc áp thuế TTĐB với các kịch bản cao và áp dụng ngay sẽ tác động mạnh đến ngành đồ uống cũng như nền kinh tế.
Cũng đưa tin về sự kiện này, trên Báo Nhân Dân có bài “Cần có lộ trình bổ sung thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường” (https://nhandan.vn/can-co-lo-trinh-bo-sung-thue-tieu-thu-dac-biet-doi-voi-nuoc-giai-khat-co-duong-post870199.html). Bài viết cũng phản ánh những băn khoăn của nhiều chuyên gia về đề xuất bổ sung nước giải khát có đường là đối tượng chịu thuế TTĐB như trong dự thảo. Đồng thời, đề xuất Chính phủ cần có nghiên cứu, đánh giá tác động một cách đầy đủ và toàn diện, có lộ trình phù hợp, tránh tạo "cú sốc" cho doanh nghiệp, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế và tránh các tác động không tốt tới người tiêu dùng, xã hội. Đặc biệt, Luật phải bảo đảm các nguyên tắc của chính sách thuế là xác định đúng đối tượng, hợp lý, công bằng và hiệu quả.
Bên cạnh đó, hàng loạt cơ quan báo chí khác cũng kịp thời thông tin về Tọa đàm. Cụ thể: Báo Đầu tư Chứng khoán có bài “Góp ý thêm về Thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường” (https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/gop-y-them-ve-thue-tieu-thu-dac-biet-voi-nuoc-giai-khat-co-duong-post366842.html); Báo Đại biểu Nhân dân có bài “Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt nước với nước giải khát có đường: Cần lộ trình hợp lý” (https://daibieunhandan.vn/can-lo-trinh-hop-ly-post409349.html); Tạp chí Nhà đầu tư có bài “Cân nhắc chưa bổ sung nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt” (https://nhadautu.vn/can-nhac-chua-bo-sung-nuoc-giai-khat-co-duong-vao-dien-chiu-thue-tieu-thu-dac-biet-d95089.html); Tạp chí Người Hà Nội có bài “Đề xuất lùi thời hạn áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường” (https://nguoihanoi.vn/de-xuat-lui-thoi-han-ap-thue-tieu-thu-dac-biet-voi-nuoc-giai-khat-co-duong-90366.html).... Các bài viết cùng nhấn mạnh, trong bối cảnh doanh nghiệp còn nhiều khó khăn như hiện nay, để có thời gian thích ứng, doanh nghiệp mong chờ việc áp thuế cần có lộ trình phù hợp, bắt đầu từ năm 2028.
Trước đó, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 diễn ra vào cuối tháng 3/2025, các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã đóng góp ý kiến vào việc điều chỉnh thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với mặt hàng rượu, bia, đề xuất xem xét lộ trình hợp lý, đảm bảo mục tiêu quản lý Nhà nước, hài hòa lợi ích sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu ngân sách.
Theo đó, trên trang của Tạp chí Đồ uống Việt Nam ngày ngày 30/3/2025 có bài “Đề xuất lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và cần xem xét kỹ cơ sở khoa học, tính thực tiễn” (https://douongvietnam.vn/de-xuat-lui-thoi-gian-tang-thue-tieu-thu-dac-biet-va-can-xem-xet-ky-co-so-khoa-hoc-tinh-thuc-tien.htm). Tiếp đó, Tạp chí điện tử VnEconomy có bài “Bốn mục tiêu cần đảm bảo khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia, thuốc lá” (https://vneconomy.vn/bon-muc-tieu-can-dam-bao-khi-tang-thue-tieu-thu-dac-biet-voi-ruou-bia-thuoc-la.htm)... Theo các bài viết, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc có thể quy định lộ trình tăng thuế chậm hơn để tránh gây khó khăn cho các doanh nghiệp, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã được Quốc hội quyết định. Đồng thời, cần giãn lộ trình tăng thuế, chưa áp dụng từ năm 2026 mà bắt đầu từ 2027 để tuyên truyền, vận động nhằm thay đổi hành vi tiêu dùng.

Hội thảo tham vấn chính sách do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức vào trung tuần tháng 3/2025
Thông tin về Hội thảo tham vấn chính sách do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức vào trung tuần tháng 3/2025, trên trang Douongvietnam.vn có bài “Các chuyên gia, hiệp hội, doanh nghiệp kiến nghị giãn lộ trình tăng thuế, không áp thuế TTĐB với nước giải khát có đường” (https://douongvietnam.vn/cac-chuyen-gia-hiep-hoi-doanh-nghiep-kien-nghi-gian-lo-trinh-tang-thue-khong-ap-thue-ttdb-voi-nuoc-giai-khat-co-duong.htm); Ngày 18/03/2025, trên báo Nhân dân Điện tử có bài “Góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): Chuyên gia kiến nghị cần tránh “khó chồng khó” khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt” (https://nhandan.vn/chuyen-gia-kien-nghi-can-tranh-kho-chong-kho-khi-tang-thue-tieu-thu-dac-biet-post865943.html?gidzl=mwk9IKZ-56N9i8b9JkCMOCwqY4vJvXmtqUNIJr2qIZ27vD4Q0hr8OedernXOx4fXtkxHIZcpOAmRGVeGO0)...
Theo các bài viết, các chuyên gia, đại diện hiệp hội, doanh nghiệp cho rằng, chính sách thuế cần được xây dựng một cách hợp lý, có lộ trình phù hợp và đánh giá tác động kỹ lưỡng để không làm giảm động lực tiêu dùng và ảnh hưởng đến sự phục hồi của nền kinh tế. Theo đó, việc tăng thuế cần có đánh giá tác động đầy đủ, toàn diện, có cơ sở khoa học và sát thực tiễn, không nên “tận thu” mà nên nuôi dưỡng nguồn thu, kèm với đó là tính toán mức thuế, thời điểm và lộ trình tăng thuế phù hợp, khả thi, tránh hiện tượng “khó chồng khó”, nhanh và quá cao có thể gây sốc, kéo theo tác dụng ngược như lách luật, chuyển sang dùng sản phẩm khác có tác hại nhiều hơn.
Thanh Nga