Cần "bắt đúng bệnh" để có chính sách phù hợp với thực tế

25/03/2025 854 lượt xem
A A- A+

Để chính sách thật sự hiệu quả, đi vào đời sống và có tính ổn định (tránh phải sửa đổi nhiều lần) thì cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định cũng như các đại biểu nên tìm hiểu, nghiên cứu thông tin đa chiều, có căn cứ khoa học, căn cứ thực tiễn và "bắt đúng bệnh" thì mới giải quyết được đúng và trúng những vấn đề còn tồn tại hiện nay. Từ đó "sức khỏe" của nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng cũng như sức khỏe của người tiêu dùng mới đảm bảo, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đảm bảo sự công bằng trên thị trường, hài hòa giữa các lợi ích, tránh "oan sai" cho các doanh nghiệp chính thống làm ăn chân chính, tạo điều kiện để họ phát triển bền vững.

Sử dụng rượu, bia không rõ nguồn gốc, giá rẻ, không tự điều chỉnh hành vi của mình, ăn uống không khoa học... mối nguy hiểm tới sức khỏe

 

Vấn đề đáng quan tâm hiện nay là tình trạng rượu, bia không rõ nguồn gốc, tình trạng rượu pha cồn công nghiệp (methanol), hàng lậu, hàng giả, hàng nhái... không quản lý, kiểm soát được, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Tình trạng lạm dụng rượu, bia của một số người tiêu dùng cũng đa số là sử dụng rượu, bia không rõ nguồn gốc, giá rẻ, không tự điều chỉnh hành vi của mình, ăn uống không khoa học... Do phần lớn người lao động có thu nhập trung bình hoặc thấp lại thường có thói quen sử dụng các loại rượu, bia giá rẻ, không rõ nguồn gốc nên đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc do uống phải rượu chứa methanol. Tình trạng này tồn tại đã lâu nhưng chưa có giải pháp kiểm soát, quản lý thật sự hiệu quả nạn rượu, bia không rõ nguồn gốc, dẫn tới Nhà nước không thu được thuế và sức khỏe của người tiêu dùng bị ảnh hưởng.

 

Nhiều ca bị ngộ độc vì uống rượu không rõ nguồn gốc, rượu có chứa methanol (cồn công nghiệp). Ảnh minh họa.

 

Đối với các doanh nghiệp chính thống, ngoài việc đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội các địa phương thì luôn thực hiện đầy đủ các chính sách nói chung và chính sách thuế nói riêng. Trong khi các doanh nghiệp ngành Bia - Rượu - Nước giải khát đang gặp rất nhiều khó khăn do tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan, nếu chính sách thuế Tiêu thụ đặc biệt mà tác động "sốc" thì "sức khỏe" của doanh nghiệp sẽ bị yếu đi, việc làm của người lao động, công tác an sinh xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ bị ảnh hưởng... Trong khi đó, tình trạng rượu, bia lậu sẽ có cơ hội phát triển vì người tiêu dùng sẽ chuyển sang dùng các loại rượu, bia giá rẻ, không rõ nguồn gốc. Khi đó, mục tiêu về đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế liệu có đảm bảo?

 

Các đồ ăn vỉa hè, ngoài đường liệu có đảm bảo an toàn thực phẩm?

 

Về nước giải khát có đường, có nhiều nguyên nhân gây ra béo phì, hiện chưa có đủ căn cứ khoa học để cho rằng nước giải khát có đường là nguyên nhân, trong khi đó đã có nghiên cứu thực tế cho rằng, có nhiều nguyên dân gây béo phì như lười vận động, ngủ ít, suy dinh dưỡng thấp còi lúc nhỏ, do di truyền, khẩu phần ăn, dinh dưỡng không khoa học, ăn nhiều đồ ăn nhanh... Qua khảo sát cho thấy, học sinh ở nông thôn mặc dù uống nhiều nước giải khát có đường nhưng tỷ lệ thừa cân béo phì lại thấp hơn so với học sinh ở thành phố cho dù học sinh ở thành phố uống ít nước giải khát có đường hơn so với học sinh ở nông thôn. Điều đó cho thấy, nước giải khát có đường không phải là nguyên nhân chính gây ra thừa cân béo phì...

 

Thói quen uống trà chanh, trà sữa, đồ ăn nhanh vỉa hè và ít vận động có đảm bảo sức khỏe cho giới trẻ?

 

Điều đáng lo ngại là hiện nay, học sinh, trẻ em và cả người lớn có thói quen uống nước tự pha chế ngoài quán vỉa hè, trà sữa, trà tắc... với lượng đường cao, chất lượng an toàn lại không kiểm soát được, ăn uống nhiều chất béo, thừa dinh dưỡng, lười vận động... Nếu đánh thuế đối với sản phẩm nước giải khát có đường thì người tiêu dùng sẽ sử dụng nhiều sản phẩm nước tự pha chế ngoài vỉa hè, không kiểm soát được chất lượng, khi đó sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến 20 ngành liên quan và người tiêu dùng cũng không đảm bảo được sức khỏe. Trong khi đó, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các nước đã đánh thuế đối với nước giải khát có đường nhưng không giải quyết được tình trạng béo phì, các nước đã đánh thuế sau đó phải bãi bỏ, đồng thời cũng có các nước không đánh thuế mà tỷ lệ béo phì thấp...

 

Đa dạng đồ ăn đường phố

 

Do vậy, chưa nên bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mà cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục về cân bằng dinh dưỡng, sức khỏe và luyện tập...

 

Thiết nghĩ, cần có cái nhìn khách quan, đúng đắn, công bằng, nắm bắt đúng đối tượng để điều chỉnh, tránh "đánh đồng" giữa sản phẩm chính thống với sản phẩm phi chính thống, không kiểm soát được chất lượng để tạo động lực phát triển kinh tế cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính phát triển, người tiêu dùng cũng cần nâng cao hiểu biết, điều chỉnh hành vi, từ đó giảm tình trạng rượu, bia không rõ nguồn gốc. Chính sách hài hòa, phù hợp thực tế sẽ góp phần phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo được các mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng mà Nhà nước đã đề ra.

Nhân Văn

Tại Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ & Ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam” diễn ra ngày 18/4 tại Hà Nội, các chuyên gia đã đề xuất giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng xuất khẩu từ Việt Nam.
18/04/2025
Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) với mặt hàng rượu, bia, nước giải khát đang nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận và liên tục được các cơ quan truyền thông báo chí phản ánh. Theo đó, ý kiến của các Đại biểu Quốc hội, phân tích của chuyên gia, đại diện hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp đề xuất, kiến nghị về lộ trình, mức độ tăng, thời gian áp thuế sao cho hợp lý và cần đánh giá kỹ tác động tới kinh tế - xã hội.
08/04/2025
Chính sách thuế Tiêu thụ đặc biệt cần đảm bảo dựa trên hai tiêu chí khoa học và toàn diện
07/04/2025
Không nên đưa nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) để tránh gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp.
07/04/2025
Ông Nguyễn Minh Đức – Hội đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ-ASEAN kiến nghị chưa bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB vì cơ quan soạn thảo chưa nghiên cứu và đánh giá đầy đủ tác động kinh tế trong bối cảnh rủi ro quốc tế đang gia tăng.
07/04/2025
Dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Quốc Việt - Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, Dự thảo thuế TTĐB đối với ngành đồ uống tác động tới các ngành sản xuất, sức cầu và hành vi tiêu dùng.
05/04/2025
lo ngại nếu tăng thuế quá cao và sốc dẫn đến tăng giá sản phẩm, có thể dẫn tới việc gia tăng chuyển dịch sang tiêu dùng các mặt hàng bất hợp pháp (hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ v.v)
05/04/2025
Với góc nhìn là đơn vị bảo vệ người tiêu dùng, TS Dương Đình Giám – Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết: “Chưa làm rõ được thủ phạm TCBP có phải là nước giải khát có đường. Mục tiêu đánh thuế là hạn chế tiêu dùng, có giảm được TCBP hay không. Góc độ người tiêu dùng, nếu chỉ tập trung vào giảm nước giải khát có đường mà không quan tâm đến việc tiếp tục tiêu dùng các sản phẩm có đường khác thì sẽ không đảm bảo mục tiêu giảm TCBP.
05/04/2025
QC1
® 2024 Bản quyền thuộc Tạp chí Đồ uống Việt Nam. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Đặt mua tạp chí in
Mã bảo vệ
Đặt mua