Nếu đường là nguyên nhân gây TCBP, tại sao không đánh thuế TTĐB đối với đường?

16/03/2025 463 lượt xem
A A- A+

Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) nhận được sự quan tâm, góp ý của nhiều chuyên gia cho rằng nên cân nhắc thận trọng việc bổ sung nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). Ý kiến của doanh nghiệp, chuyên gia đề xuất cần làm rõ mục tiêu và cơ sở khoa học đối với việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường. Bởi nước giải khát có đường có phải là nguyên nhân chính gây ra thừa cân béo phì của trẻ em Việt Nam? Nếu đường là “thủ phạm” tại sao không đánh thuế vào đường? Nếu chỉ đánh thuế vào nước giải khát có đường liệu có thay đổi hành vi tiêu dùng không hay làm gia tăng tiêu dùng các mặt hàng không rõ nguồn gốc, gây thất thu ngân sách nhà nước và tạo môi trường kinh doanh không công bằng

Thừa cân, béo phì do nhiều nguyên nhân

          Dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) đang gây nhiều tranh cãi khi đề xuất áp thuế 10% đối với nước giải khát có đường. Mục tiêu được đưa ra là nhằm giảm tình trạng thừa cân, béo phì và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Một số ý kiến chuyên gia kinh tế, chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, cần làm rõ cơ sở khoa học chứng minh rằng, nước giải khát có đường là “thủ phạm” chính gây nên tình trạng thừa cân béo phì tại Việt Nam để từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách có những đề xuất hợp lý. Biện pháp áp thuế TTĐB chưa thực sự thuyết phục và có thể gây ra tác động tiêu cực đến nền kinh tế doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.

 

PGS.TS. Nguyễn Quang Dũng - Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Đại học Y Hà Nội, cho biết vấn đề thừa cân béo phì có nhiều nguyên nhân phức tạp cấu thành, không phải do đường hay một sản phẩm cụ thể nào gây ra.

 

Từ góc nhìn chuyên môn, PGS.TS. Nguyễn Quang Dũng - Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Đại học Y Hà Nội, cho biết vấn đề thừa cân béo phì có nhiều nguyên nhân phức tạp cấu thành, không phải do đường hay một sản phẩm cụ thể nào gây ra. Trong đó có những nguyên nhân như ngủ ít, lười vận động, ăn nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, do di truyền và sử dụng những loại thuốc như trầm cảm, chống co giật…

 

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ, thực tế cho thấy thừa cân, béo phì bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng đều đến từ sự mất cân bằng giữa năng lượng nạp vào và năng lượng tiêu hao.

 

GS Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) đặt câu hỏi liệu việc chỉ đánh thuế nước giải khát có đường có thực sự giải quyết được vấn đề béo phì hay không, khi còn rất nhiều sản phẩm chứa đường khác vẫn chưa bị đánh thuế.

 

GS Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) nêu ví dụ, tại nước Mỹ, nơi có tỷ lệ béo phì cao hơn nhiều ở Việt Nam, các cơ quan chức năng khẳng định rằng ăn uống là một nguyên nhân không quan trọng, mà các nguyên nhân chính là di truyền và lười vận động. Ông đặt câu hỏi liệu việc chỉ đánh thuế nước giải khát có đường có thực sự giải quyết được vấn đề béo phì hay không, khi còn rất nhiều sản phẩm chứa đường khác vẫn chưa bị đánh thuế.

 

Đồ uống đường phố được nhiều người trẻ yêu thích

 

Nhìn ở góc độ khác, có ý kiến cho rằng, người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em có thói quen tiêu dùng nhiều loại sản phẩm có đường khác từ những thực phẩm bao gói sẵn như bánh, kẹo, sữa, đồ uống từ ngũ cốc và rất nhiều các loại đồ uống từ đường phố như các loại trà sữa, cà phê, nước trái cây có thêm đường… nên việc xác định sản phẩm nào, mặt hàng nào trong nhóm các sản phẩm có chứa đường là nguyên nhân chính gây nên thừa cân béo phì là rất khó.

Như vậy, nước giải khát có đường không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì tại Việt Nam và các bệnh không lây nhiễm. Để giảm thừa cân, béo phì cần đẩy mạnh truyền thông về nguyên nhân dẫn đến thừa cân, béo phì, để người dân hiểu và có những giải pháp phòng tránh phù hợp.

Cần tạo môi trường cạnh tranh công bằng

          Tại Việt Nam, dựa trên khảo sát của Nielsen Việt Nam thực hiện năm 2020 thì lượng đường trung bình trong nước giải khát là 11g/100 ml.

 

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo công bố báo cáo Đánh giá tác động kinh tế của dự thảo thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường ngày 17/10

 

Các khảo sát thực tiễn chỉ ra rằng, trong số các thực phẩm có chứa đường thì lượng đường cũng như lượng calo trong nước giải khát thấp hơn so với các thực phẩm có chứa đường khác, đặc biệt là bánh kẹo. Trong khi đó, khảo sát thực tế trên thị trường cho thấy các sản phẩm bánh kẹo phổ thông có lượng đường trung bình là khoảng 29g/100g, trong đó một số loại vượt ngưỡng 40g/100g như kẹo dẻo ở mức 46,6g

PGS.TS. Nguyễn Quang Dũng - Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Đại học Y Hà Nội cho biết, tỷ lệ thừa cân béo phì (TCBP) không tương ứng với mức độ tiêu thụ nước ngọt thường xuyên giữa trẻ em ở khu vực thành thị và nông thôn. Học sinh thành thị có tỷ lệ thừa cân béo phì cao hơn nhóm học sinh nông thôn (41,9% với 17,8%) nhưng lại có tỷ lệ tiêu thụ nước ngọt (≥3 lần/tuần) thấp hơn: 16,1% so với 21,6%.

Hiện nay, Việt Nam đã tăng mức tiêu thụ thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhưng đồng thời cũng tăng mức tiêu thụ thực phẩm nhiều chất béo, chất đạm, sữa và các sản phẩm từ sữa, chất bột đường, sản phẩm có hàm lượng natri (muối) cao. Thực phẩm được trẻ em thành thị và nông thôn tiêu thụ thường xuyên là ngũ cốc - tinh bột, rau củ quả, chất đạm, chất béo, sữa và sản phẩm từ sữa chiếm tỷ lệ cao.

Theo Báo cáo An ninh Lương thực và Dinh dưỡng ASEAN (2021), về khẩu phần ăn tại Việt Nam hiện nay, đường chỉ đóng góp chưa tới 3,6% vào tổng năng lượng đưa vào cơ thể từ thức ăn và đồ uống, trong khi đó nguồn năng lượng chủ yếu đến từ ngũ cốc (51,4%), thịt (15,5%), rau và hoa quả (6,9%), các thực phẩm khác (22,6%).

 

Đồ uống pha chế thủ công có màu sắc bắt mắt, hàm lượng đường cao và khó kiểm soát về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

 

Hơn nữa, dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) chỉ quy định áp thuế nước giải khát có đường có hàm lượng đường trên 5gram/100ml không đảm bảo tính công bằng cũng như bao quát được toàn bộ các sản phẩm đồ uống đóng ly, đồ uống đường phố, đồ uống pha chế thủ công chứa hàm lượng đường cao và khó kiểm soát về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, việc đánh thuế không giúp điều chỉnh hành vi người tiêu dùng. Theo khảo sát của Decision Lab, nếu đánh thuế TTĐB 10% đối với nước giải khát có đường thì 49% người tiêu dùng sẽ chuyển sang uống nước chế biến tại chỗ có đường (bán ở các chuỗi cửa hàng, chợ, vỉa hè, quán trên đường phố…).

 

Ông Nguyễn Văn Phụng – nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thống kê kiến nghị xem xét lại đề xuất đưa vào nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB

 

Ông Nguyễn Văn Phụng – nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thống kê kiến nghị xem xét lại đề xuất đưa vào đối tượng chịu thuế TTĐB đối với đồ uống là nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5gr/100ml. Đặc biệt là có nên chỉ áp dụng đối với các sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam và có hàm lượng đường trên 5gr/100ml hay mở rộng đối với các sản phẩm nước giải khát có đường để đảm bảo tính công bằng.

 

Ông Nguyễn Tú Anh – Nguyên Vụ trưởng vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương (nay là Ban Chính sách chiến lược Trung ương) nên đánh thuế TTĐB vào hàm lượng đường của tất cả các sản phẩm

 

Đối với nước giải khát có đường, ông Nguyễn Tú Anh – Nguyên Vụ trưởng vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương (nay là Ban Chính sách chiến lược Trung ương) cho biết, các nghiên cứu trên thế giới đều đồng nhất chỉ ra rằng, đường tự nhiên có trong sản phẩm là tốt còn đường bổ sung vào sản phẩm là gây hại.

“Để nhất quán quan điểm “thủ phạm” chính gây hại đến sức khỏe không phải là nước giải khát có đường mà là đường thì có lẽ nên đánh vào hàm lượng đường của tất cả các sản phẩm. Nhiều nước trên thế giới đánh thuế vào đường chứ không phải nước giải khát có đường”, ông Nguyễn Tú Anh cho biết.

Chưa đánh thuế TTĐB với nước giải khát có đường

Về nội dung này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức hiện nay, việc điều chỉnh chính sách thuế, đặc biệt là thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), cần được xem xét một cách thận trọng và toàn diện. Vì việc tăng thuế TTĐB ở mức cao và theo lộ trình đột ngột trong cả hai phương án của Dự thảo Luật có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực và cần được cân nhắc kỹ lưỡng hơn.

 

Bà Phan Minh Thủy - Ban Pháp chế VCCI cho biết, việc bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB cần được cân nhắc thận trọng để đảm bảo tính hợp lý và công bằng trong chính sách thuế

 

Trước hết, mức tăng thuế quá nhanh sẽ gây áp lực lớn lên doanh nghiệp và toàn bộ chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp sẽ khó có đủ thời gian để điều chỉnh chiến lược kinh doanh, đầu tư vào công nghệ sản xuất mới hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này có thể dẫn đến việc thu hẹp quy mô sản xuất, thua lỗ và thậm chí phá sản, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của hàng triệu lao động trong các ngành liên quan, từ sản xuất, chế biến đến phân phối và xuất khẩu.

Việc bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB cần được cân nhắc thận trọng để đảm bảo tính hợp lý và công bằng trong chính sách thuế. Thừa cân, béo phì không chỉ xuất phát từ việc tiêu thụ đồ uống có đường mà còn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác như mất cân bằng dinh dưỡng, tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng calo cao, di truyền, thiếu vận động thể chất, tuổi tác và thói quen sinh hoạt. Do đó, việc chỉ áp thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường sẽ không giải quyết triệt để vấn đề này, trong khi nhiều loại thực phẩm khác cũng có hàm lượng đường và calo cao. (bánh kẹo, kem, nước trái cây có đường, trà sữa, đồ ăn nhanh, dầu mỡ, v. v.) không bị áp thuế tương tự.

Bên cạnh đó, thuế tăng mạnh có thể làm gia tăng tình trạng buôn lậu và thương mại bất hợp pháp. Khi giá sản phẩm hợp pháp tăng cao, người tiêu dùng có xu hướng tìm đến hàng nhập lậu hoặc hàng phi chính thức có giá rẻ hơn nhưng không được kiểm soát chất lượng. Điều này không chỉ gây thất thu ngân sách nhà nước mà còn làm gia tăng áp lực lên các cơ quan quản lý trong việc kiểm soát thị trường, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

VCCI cũng cho rằng, chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy việc tăng mạnh thuế TTĐB sẽ giúp giảm đáng kể hành vi tiêu dùng. Thay vào đó, người tiêu dùng có thể chuyển sang các sản phẩm không chính thức, hoặc cắt giảm chi tiêu ở những lĩnh vực khác để duy trì mức tiêu dùng hiện tại. Do đó, mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng có thể không đạt được như mong muốn.

Trong một kiến nghị gửi lãnh đạo Quốc hội, VAFIE cho rằng "đề xuất bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt chưa thực sự thuyết phục, thiếu những cơ sở khoa học và thực tiễn chứng minh mối quan hệ biện chứng giữa việc áp dụng chính sách thuế này và việc kiểm soát tỷ lệ thừa cân, béo phì, các bệnh không lây nhiễm".

Với rất nhiều ý kiến băn khoăn về việc áp thuế TTĐB với nước giải khát có đường nên có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, chưa nên bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐb tại thời điểm này. Thay vì đánh thuế nước giải khát, nhiều chuyên gia đề xuất cần có chính sách toàn diện hơn để giảm tình trạng béo phì, bao gồm việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về dinh dưỡng, khuyến khích doanh nghiệp cải tiến công thức sản phẩm, kiểm soát chất lượng đường trong chế độ ăn hằng ngày và áp dụng các biện pháp khuyến khích tiêu dùng lành mạnh.

Ánh Dương

Tại Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ & Ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam” diễn ra ngày 18/4 tại Hà Nội, các chuyên gia đã đề xuất giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng xuất khẩu từ Việt Nam.
18/04/2025
Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) với mặt hàng rượu, bia, nước giải khát đang nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận và liên tục được các cơ quan truyền thông báo chí phản ánh. Theo đó, ý kiến của các Đại biểu Quốc hội, phân tích của chuyên gia, đại diện hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp đề xuất, kiến nghị về lộ trình, mức độ tăng, thời gian áp thuế sao cho hợp lý và cần đánh giá kỹ tác động tới kinh tế - xã hội.
08/04/2025
Chính sách thuế Tiêu thụ đặc biệt cần đảm bảo dựa trên hai tiêu chí khoa học và toàn diện
07/04/2025
Không nên đưa nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) để tránh gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp.
07/04/2025
Ông Nguyễn Minh Đức – Hội đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ-ASEAN kiến nghị chưa bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB vì cơ quan soạn thảo chưa nghiên cứu và đánh giá đầy đủ tác động kinh tế trong bối cảnh rủi ro quốc tế đang gia tăng.
07/04/2025
Dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Quốc Việt - Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, Dự thảo thuế TTĐB đối với ngành đồ uống tác động tới các ngành sản xuất, sức cầu và hành vi tiêu dùng.
05/04/2025
lo ngại nếu tăng thuế quá cao và sốc dẫn đến tăng giá sản phẩm, có thể dẫn tới việc gia tăng chuyển dịch sang tiêu dùng các mặt hàng bất hợp pháp (hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ v.v)
05/04/2025
Với góc nhìn là đơn vị bảo vệ người tiêu dùng, TS Dương Đình Giám – Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết: “Chưa làm rõ được thủ phạm TCBP có phải là nước giải khát có đường. Mục tiêu đánh thuế là hạn chế tiêu dùng, có giảm được TCBP hay không. Góc độ người tiêu dùng, nếu chỉ tập trung vào giảm nước giải khát có đường mà không quan tâm đến việc tiếp tục tiêu dùng các sản phẩm có đường khác thì sẽ không đảm bảo mục tiêu giảm TCBP.
05/04/2025
QC1
® 2024 Bản quyền thuộc Tạp chí Đồ uống Việt Nam. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Đặt mua tạp chí in
Mã bảo vệ
Đặt mua