Tại Hội thảo “Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) và ngành Đồ uống” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì phối hợp với Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức ngày 08/8/2024.
Tại Hội thảo “Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) và ngành Đồ uống” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì phối hợp với Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức ngày 08/8/2024, TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết: "Nếu chưa rõ tác động và chưa có định lượng cụ thể thì cần xác định một mức “thuế suất tạm thời”.

Khi chưa có đánh giá đầy đủ, thì nên giữ ở mức thận trọng hài hòa giữa các bên, đề xuất chỉ tăng 1 lần vào năm 2026, và giãn ra 2 năm đến năm 2028 sau đó cùng ngồi lại để trao đổi xem xét đánh giá tác động cụ thể của tất cả các sắc thuế, nếu tất cả đồng thuận thì chúng ta áp dụng, ngược lại chúng ta có thể áp dụng thêm một vài phương pháp khác cho phù hợp.
Nếu tăng lên thuế cao quá khác gì cấm rượu, bia, và bài học từ một số nước như Mỹ, Nga trong việc cấm rượu, bia một thời gian sau đó phải dừng lại vì mang lại nhiều hệ lụy.
Bất kỳ một loại thuế nào tăng đến một giá trị nhất định về thuế suất thì nó có tác dụng kể cả nguồn thu và các tác động thực hiện mục tiêu của các chính sách thuế còn quá mức thuế đó thì các mục tiêu sẽ đi xuống.
PV