Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài: Cân nhắc kỹ việc bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB

05/03/2025 65 lượt xem
A A- A+

Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài vừa có Công văn góp ý Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi gửi Uỷ ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội đề nghị xem xét cân nhắc kỹ việc bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB và cần có lộ trình tăng thuế đối với mặt hàng rượu, bia.

Năm 2024 đã khép lại với những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng, tạo tiền đề cho Việt Nam “vươn mình” trong một kỷ nguyên mới. Tuy nhiên, bối cảnh địa chính trị thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp và có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trong năm nay và hai con số những năm tiếp theo.

 

 

Đặc biệt, những thay đổi trong chính sách thương mại của một số thị trường xuất khẩu lớn có thể dẫn đến những chuyển dịch đầu tư ra khỏi những thị trường có rủi ro cao về thuế. Vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) nói riêng đang rất cần những chính sách hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và khuyến khích tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu.

“Những thay đổi về chính sách thuế như tăng thuế suất hay bổ sung các mặt hàng mới vào diện chịu thuế TTĐB sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam”, công văn nhấn mạnh.

Theo đó, với mong muốn góp phần xây dựng những chính sách phù hợp với thực tiễn và tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, Hiệp hội VAFIE chia sẻ một số ý kiến và kiến nghị của các chuyên gia, các doanh nghiệp về Luật sửa đổi bổ sung Luật thuế TTĐB để Quốc hội xem xét và cân nhắc.

Kiến nghị 1: Xem xét cân nhắc kỹ việc bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB.

Theo VAFIE, đề xuất bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt chưa thực sự thuyết phục, thiếu những cơ sở khoa học và thực tiễn chứng minh mối quan hệ biện chứng giữa việc áp dụng chính sách thuế này và việc kiểm soát tỷ lệ thừa cân, béo phì, các bệnh không lây nhiễm.

Như một số đại biểu Quốc hội đã nêu tại hội trường trong kỳ họp Quốc hội thứ 8 vừa qua, cần có sự đánh giá kỹ lưỡng nguyên nhân của bệnh thừa cân, béo phì để có những biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Nếu tiêu thụ nhiều các thực phẩm có chứa đường là nguyên nhân chính gây ra bệnh thừa cân, béo phì thì cần xem xét lại việc áp dụng thuế TTĐB chỉ đối với một nhóm thực phẩm có chứa đường có giải quyết được căn bệnh này không hay lại gây ra hiểu nhầm là chỉ cần uống bớt nước giải khát chứa đường là có thể phòng được căn bệnh này.

 

 

Trong khi đó, việc bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt chắc chắn sẽ ảnh hưởng không chỉ đến các doanh nghiệp trong ngành nước giải khát mà còn các doanh nghiệp khác trong chuỗi cung ứng trong đó có cả các doanh nghiệp mía đường, bán lẻ, bao bì, vận chuyển.

Đánh giá của Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho thấy, việc áp dụng thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường sẽ dẫn đến thiệt hại cho toàn nền kinh tế khoảng 42.570 tỷ đồng và kéo theo sự sụt giảm về GDP ở mức 0,448%, lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm khoảng 0,56% tương đương với 7.773 tỷ đồng. Thu ngân sách từ thuế có thể tăng trong năm đầu, nhưng từ năm thứ hai trở đi thu ngân sách từ mặt hàng này sẽ giảm.

Do những mục tiêu về bảo vệ sức khỏe và thu ngân sách đều không đạt được, trong khi lại có những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe doanh nghiệp, VAFIE đề nghị Quốc hội xem xét cân nhắc kỹ việc bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào diện chịu thuế TTĐB...

Kiến nghị 2: Cần có lộ trình tăng thuế đối với mặt hàng rượu, bia

Mặc dù việc tăng thuế suất đối với mặt hàng rượu, bia là cần thiết, tuy nhiên, các doanh nghiệp rượu, bia cũng đang gặp nhiều khó khăn do sản lượng tiêu thụ sụt giảm đáng kể từ khi các qui định về giao thông được thi hành nghiêm.

 

 

“Vì vậy, để hỗ trợ doanh nghiệp cần tính toán mức thuế và lộ trình tăng thuế phù hợp để tránh gây sốc đối với doanh nghiệp, gây tác dụng ngược như lách luật, chuyển sang dùng thứ khác có hại hơn. Cụ thể, chúng tôi đề nghị xem xét việc giữ nguyên thuế suất hiện tại đến hết năm 2026 để doanh nghiệp có thời gian phục hồi và bắt đầu lộ trình tăng thuế hai (02) năm một lần với mức tăng 5% mỗi năm hướng tới tỷ lệ tăng tối đa là 80%”, công văn nêu rõ.

Kiến nghị 3: Cân nhắc mức thuế suất phù hợp

Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của hoạt động buôn bán thuốc lá lậu, nhằm đạt được các mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong cộng đồng, đảm bảo sự ổn định trong thu ngân sách nhà nước, hạn chế sự gia tăng đột biến của thuốc lá nhập lậu, và hỗ trợ ngành thuốc lá tái chuyển đổi công nghệ, máy móc để sản xuất các sản phẩm có giá bán cao hơn, chúng tôi đề nghị xem xét lại phương án tăng thuế để phù hợp hơn với tình hình sản xuất, kinh doanh của ngành thuốc lá, tránh tạo những cú sốc đột biến cho doanh nghiệp.

Khang Vũ

Tại Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ & Ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam” diễn ra ngày 18/4 tại Hà Nội, các chuyên gia đã đề xuất giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng xuất khẩu từ Việt Nam.
18/04/2025
Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) với mặt hàng rượu, bia, nước giải khát đang nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận và liên tục được các cơ quan truyền thông báo chí phản ánh. Theo đó, ý kiến của các Đại biểu Quốc hội, phân tích của chuyên gia, đại diện hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp đề xuất, kiến nghị về lộ trình, mức độ tăng, thời gian áp thuế sao cho hợp lý và cần đánh giá kỹ tác động tới kinh tế - xã hội.
08/04/2025
Chính sách thuế Tiêu thụ đặc biệt cần đảm bảo dựa trên hai tiêu chí khoa học và toàn diện
07/04/2025
Không nên đưa nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) để tránh gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp.
07/04/2025
Ông Nguyễn Minh Đức – Hội đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ-ASEAN kiến nghị chưa bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB vì cơ quan soạn thảo chưa nghiên cứu và đánh giá đầy đủ tác động kinh tế trong bối cảnh rủi ro quốc tế đang gia tăng.
07/04/2025
Dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Quốc Việt - Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, Dự thảo thuế TTĐB đối với ngành đồ uống tác động tới các ngành sản xuất, sức cầu và hành vi tiêu dùng.
05/04/2025
lo ngại nếu tăng thuế quá cao và sốc dẫn đến tăng giá sản phẩm, có thể dẫn tới việc gia tăng chuyển dịch sang tiêu dùng các mặt hàng bất hợp pháp (hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ v.v)
05/04/2025
Với góc nhìn là đơn vị bảo vệ người tiêu dùng, TS Dương Đình Giám – Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết: “Chưa làm rõ được thủ phạm TCBP có phải là nước giải khát có đường. Mục tiêu đánh thuế là hạn chế tiêu dùng, có giảm được TCBP hay không. Góc độ người tiêu dùng, nếu chỉ tập trung vào giảm nước giải khát có đường mà không quan tâm đến việc tiếp tục tiêu dùng các sản phẩm có đường khác thì sẽ không đảm bảo mục tiêu giảm TCBP.
05/04/2025
QC1
® 2024 Bản quyền thuộc Tạp chí Đồ uống Việt Nam. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Đặt mua tạp chí in
Mã bảo vệ
Đặt mua