Bà Bùi Thị Việt Lâm, Đại diện Quốc gia, Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam (USABC) cho biết: "Cách tính thuế ở các nước trên thế giới rất khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể, mục tiêu, kinh tế, văn hóa, v.v
Bà Bùi Thị Việt Lâm, Đại diện Quốc gia, Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam (USABC) cho biết: "Cách tính thuế ở các nước trên thế giới rất khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể, mục tiêu, kinh tế, văn hóa, v.v Vì vậy, không thể căn cứ theo khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho nhiều nước có điều kiện khác nhau mà áp dụng cho Việt Nam".

Không đưa đồ uống có đường vào diện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với 2 lý do chính: Theo kinh nghiệm quốc tế thì ở nước Đức tỷ lệ sự dụng đồ uống có đường cao nhất Châu Âu, hay ở Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những quốc gia sử dụng đồ uống có đường nước cao nhất Châu Á thì đều là những quốc gia không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt mà họ điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng để cải thiện sức khỏe thông qua các chính sách giáo dục và dinh dưỡng cũng như hướng dẫn về dinh dưỡng và thể thao. Ở Nhật Bản, tuy tỷ lệ sử dụng nước giải khát có đường cao nhưng tỷ lệ béo phì lại thấp nhất thế giới.
Trong bối cảnh các doanh nghiệp đang nỗ lực phục hồi, việc tăng thuế “sốc” cùng với việc phải thực trách nhiệm đồng thời liên quan đến các chính sách môi trường, các luật thuế thu nhập doanh nghệp, thuế VAT… làm tăng gánh nặng chi phí các doanh nghiệp gây ra nhiều hệ lụy nó cũng khiến các mục tiêu khó đạt được.
PV