VBA kiến nghị sửa Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt cần đảm bảo hài hòa các mục tiêu

27/03/2025 387 lượt xem
A A- A+

Ngày 27/3/2025, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) có Công văn gửi Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan về việc Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) (TTĐB).

Công văn của VBA nêu rõ: Tại Phiên họp thứ 43 ngày 10/03/2025 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, nguyên tắc chung là hài hòa giữa yêu cầu bảo vệ sức khỏe của người dân, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, không cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và điều hành tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu tăng trưởng năm 2025 và các năm tiếp theo.

VBA và các doanh nghiệp thấu hiểu và chia sẻ với các mục tiêu quản lý nhà nước cũng như sự ổn định đảm bảo nguồn lực hỗ trợ cho phát triển kinh tế-xã hội và mục tiêu bảo vệ sức khỏe của người dân. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng việc tăng mạnh Thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn sẽ khó đảm bảo được các mục tiêu đề ra.

 

 

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 tổ chức vào sáng ngày 26/03/2025, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận về Dự thảo Luật thuế TTĐB (sửa đổi), trong đó có nhiều ý kiến quan ngại về mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng bằng công cụ thuế. Thuế tăng quá nhanh, quá cao có thể gây tác động ngược.

Một nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng được thực hiện bởi NielsenIQ Việt Nam đã chỉ ra rằng khi giá bia hợp pháp tăng đột biến sẽ đẩy người tiêu dùng, nhất là nhóm thu nhập thấp chuyển sang các sản phẩm không chính thức, giá rẻ, khó kiểm soát được chất lượng, gây nguy cơ lớn về an toàn thực phẩm và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

 

 

          Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội dự kiến sẽ được tổ chức ngay đầu tháng 5 tới. Để giúp khẩn trương chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo để lấy ý kiến các đại biểu quốc hội và trình Quốc hội thông qua một phương án phù hợp nhất, thấu tình, đạt lý, cân bằng, hài hòa, đạt được sự đồng thuận cao và đi vào cuộc sống, sau khi xem xét cẩn trọng các ý kiến, phân tích đa chiều, các nghiên cứu đánh giá toàn diện cũng như các kinh nghiệm quốc tế, VBA và các doanh nghiệp ngành đồ uống kính mong Bộ trưởng quan tâm chỉ đạo các đơn vị liên quan đánh giá kỹ lưỡng và công tâm đối với từng phương án mà Cơ quan soạn thảo đã đề xuất, để đưa ra một phương án phù hợp nhất đúng với tinh thần chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ở tình hình hiện tại của Việt Nam.

          VBA kiến nghị như sau:

           Đối với sản phẩm rượu, bia, xem xét áp dụng tăng thuế theo Phương án 1 và lùi thời điểm hiệu lực đến năm 2028.

Đối với sản phẩm nước giải khát có đường, xem xét chưa nên bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml, vào đối tượng chịu thuế TTĐB.

Chi tiết: TẠI ĐÂY

Kim Anh

Tại Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ & Ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam” diễn ra ngày 18/4 tại Hà Nội, các chuyên gia đã đề xuất giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng xuất khẩu từ Việt Nam.
18/04/2025
Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) với mặt hàng rượu, bia, nước giải khát đang nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận và liên tục được các cơ quan truyền thông báo chí phản ánh. Theo đó, ý kiến của các Đại biểu Quốc hội, phân tích của chuyên gia, đại diện hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp đề xuất, kiến nghị về lộ trình, mức độ tăng, thời gian áp thuế sao cho hợp lý và cần đánh giá kỹ tác động tới kinh tế - xã hội.
08/04/2025
Chính sách thuế Tiêu thụ đặc biệt cần đảm bảo dựa trên hai tiêu chí khoa học và toàn diện
07/04/2025
Không nên đưa nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) để tránh gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp.
07/04/2025
Ông Nguyễn Minh Đức – Hội đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ-ASEAN kiến nghị chưa bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB vì cơ quan soạn thảo chưa nghiên cứu và đánh giá đầy đủ tác động kinh tế trong bối cảnh rủi ro quốc tế đang gia tăng.
07/04/2025
Dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Quốc Việt - Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, Dự thảo thuế TTĐB đối với ngành đồ uống tác động tới các ngành sản xuất, sức cầu và hành vi tiêu dùng.
05/04/2025
lo ngại nếu tăng thuế quá cao và sốc dẫn đến tăng giá sản phẩm, có thể dẫn tới việc gia tăng chuyển dịch sang tiêu dùng các mặt hàng bất hợp pháp (hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ v.v)
05/04/2025
Với góc nhìn là đơn vị bảo vệ người tiêu dùng, TS Dương Đình Giám – Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết: “Chưa làm rõ được thủ phạm TCBP có phải là nước giải khát có đường. Mục tiêu đánh thuế là hạn chế tiêu dùng, có giảm được TCBP hay không. Góc độ người tiêu dùng, nếu chỉ tập trung vào giảm nước giải khát có đường mà không quan tâm đến việc tiếp tục tiêu dùng các sản phẩm có đường khác thì sẽ không đảm bảo mục tiêu giảm TCBP.
05/04/2025
QC1
® 2024 Bản quyền thuộc Tạp chí Đồ uống Việt Nam. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Đặt mua tạp chí in
Mã bảo vệ
Đặt mua