Thư viện Chính sách

Đánh thuế TTĐB vào nước giải khát có đường: Liệu có giảm được thừa cân béo phì?

Dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Quốc Việt - Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, Dự thảo thuế TTĐB đối với ngành đồ uống tác động tới các ngành sản xuất, sức cầu và hành vi tiêu dùng.
05/04/2025

Không nên tạo động lực cho đồ uống bất hợp pháp bằng chính sách thuế bất hợp lý

lo ngại nếu tăng thuế quá cao và sốc dẫn đến tăng giá sản phẩm, có thể dẫn tới việc gia tăng chuyển dịch sang tiêu dùng các mặt hàng bất hợp pháp (hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ v.v)
05/04/2025

Áp thuế nước ngọt có đường: Doanh nghiệp, người dân lo ngại hiệu quả và tác động

Với góc nhìn là đơn vị bảo vệ người tiêu dùng, TS Dương Đình Giám – Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết: “Chưa làm rõ được thủ phạm TCBP có phải là nước giải khát có đường. Mục tiêu đánh thuế là hạn chế tiêu dùng, có giảm được TCBP hay không. Góc độ người tiêu dùng, nếu chỉ tập trung vào giảm nước giải khát có đường mà không quan tâm đến việc tiếp tục tiêu dùng các sản phẩm có đường khác thì sẽ không đảm bảo mục tiêu giảm TCBP.
05/04/2025

Không nên bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt khi chưa có đủ căn cứ khoa học và thực tiễn

Nhằm cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến dự thảo thuế Tiêu thụ đặc biệt về ngành Nước giải khát, chiều 4/4, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã tổ chức Tọa đàm “Thuế Tiêu thụ đặc biệt về ngành Nước giải khát”. Tại Tọa đàm, các đại biểu kiến nghị cần có nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, chưa nên bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt (TT ĐB) khi chưa có đủ căn cứ khoa học, cần có lộ trình phù hợp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị về tài chính hoặc điều chỉnh công thức sản phẩm...
04/04/2025

Đề xuất lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và cần xem xét kỹ cơ sở khoa học, tính thực tiễn

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã đóng góp ý kiến vào việc điều chỉnh thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với mặt hàng rượu, bia, đề xuất xem xét lộ trình hợp lý, đảm bảo mục tiêu quản lý Nhà nước, hài hòa lợi ích sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu ngân sách. Các đại biểu cũng cho rằng, hiện chưa có cơ sở khoa học để chứng minh nước giải khát có đường với tỷ lệ trên 5g/100ml là nguyên nhân chính gây ra béo phì và bệnh tật.
30/03/2025

VBA kiến nghị sửa Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt cần đảm bảo hài hòa các mục tiêu

Ngày 27/3/2025, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) có Công văn gửi Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan về việc Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) (TTĐB).
27/03/2025

Cần "bắt đúng bệnh" để có chính sách phù hợp với thực tế

Để chính sách thật sự hiệu quả, đi vào đời sống và có tính ổn định (tránh phải sửa đổi nhiều lần) thì cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định cũng như các đại biểu nên tìm hiểu, nghiên cứu thông tin đa chiều, có căn cứ khoa học, căn cứ thực tiễn và "bắt đúng bệnh" thì mới giải quyết được đúng và trúng những vấn đề còn tồn tại hiện nay. Từ đó "sức khỏe" của nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng cũng như sức khỏe của người tiêu dùng mới đảm bảo, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đảm bảo sự công bằng trên thị trường, hài hòa giữa các lợi ích, tránh "oan sai" cho các doanh nghiệp chính thống làm ăn chân chính, tạo điều kiện để họ phát triển bền vững.
25/03/2025
QC1 Công ty CP Bia Hà Nội - Kim Bài Suntory PepsiCo Việt Nam Coca-Cola Việt Nam Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hồng Hà Công ty Ngân Hạnh Công ty CP Thương mại Bia Hà Nội - Hưng Yên 89
® 2024 Bản quyền thuộc Tạp chí Đồ uống Việt Nam. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Đặt mua tạp chí in
Mã bảo vệ
Đặt mua