Hội thảo “Phổ biến và lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu – EPR”

01/07/2025 15 lượt xem
A A- A+

Ngày 30/6, tại Hà Nội, Báo Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức Hội thảo “Phổ biến và lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu – EPR”. Hội thảo có sự tham dự của đại diện cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhập khẩu và nhiều cơ quan thông tấn, báo chí.

Quang cảnh Hội thảo

 

Hội thảo hướng tới mục tiêu chính phổ biến, cập nhật các quy định về EPR; tạo cơ hội thảo luận giữa cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp nhằm thực hiện hiệu quả EPR trong bối cảnh Nghị định mới về EPR sắp ban hành.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Lý Thị Hồng Điệp - Phó Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường chia sẻ: Báo Nông nghiệp và Môi trường là cơ quan ngôn luận của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, là Diễn đàn xã hội vì sự phát triển bền vững. Với sứ mệnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, tài nguyên và môi trường, chúng tôi luôn nỗ lực kết nối giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân, nhằm lan tỏa những thông tin hữu ích và hỗ trợ hiệu quả trong quá trình thực thi chính sách pháp luật.

 

Bà Lý Thị Hồng Điệp - Phó Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường phát biểu khai mạc Hội thảo

 

EPR đã được triển khai hiệu quả tại nhiều quốc gia, tại Việt Nam, EPR chính thức được đưa vào hệ thống pháp luật thông qua Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (Điều 54 và Điều 55). Sau đó, quy định này được hướng dẫn cụ thể hơn tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, ngày 10/1/2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Và tiếp tục được làm rõ hơn tại Nghị định số 05/2025/NĐ-CP, ngày 06/1/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Mặc dù vậy, để đáp ứng được thực tiễn đời sống, sản xuất và tiêu dùng, chúng ta cần một nghị định riêng để tăng tính minh bạch và giúp tập trung, hệ thống hóa toàn bộ quy định, tránh mâu thuẫn; cụ thể hóa các quy trình: đăng ký, báo cáo, ủy quyền, thanh tra; tạo động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế tuần hoàn, khuyến khích tái chế, thiết kế xanh. Cần linh hoạt hóa mô hình thực hiện EPR, cơ chế giải ngân rõ ràng hơn, tránh tình trạng “xin - cho”, tăng cường giám sát thông qua hệ thống số hóa EPR quốc gia; đồng bộ với thông lệ quốc tế, tránh các rào cản thương mại trong xuất nhập khẩu và thu hút FDI xanh; phân cấp rõ ràng vai trò của các bên liên quan, từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, UBND cấp tỉnh, các tổ chức trung gian tái chế (PRO) đến các doanh nghiệp. Bởi vậy, thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết về EPR nhằm đáp ứng các mục tiêu trên.

 

Ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Môi trường phát biểu tại Hội thảo

 

Đồng tình với ý kiến trên, ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Môi trường cho biết: EPR là một công cụ chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu trong việc thu hồi, tái chế, xử lý sản phẩm, bao bì sau sử dụng. Việt Nam đã tiếp cận chính sách EPR từ rất sớm, từ năm 2005 với quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ. Đến Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 là bước ngoặt quan trọng với việc quy định rõ hơn về trách nhiệm tái chế, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu. Trong thời gian qua, các cơ quan quản lý, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã nỗ lực xây dựng khuôn khổ pháp lý, hoàn thiện quy định, đưa chính sách EPR vào thực tiễn.

Tuy nhiên, EPR là một chính sách mới, một số quy định vẫn cần được tháo gỡ, làm rõ. Để khắc phục các bất cập hiện hữu, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới về phân cấp, cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chủ động đề xuất xây dựng một Nghị định riêng quy định chi tiết về EPR.

Nghị định này không chỉ cụ thể hóa cơ chế thực hiện chính sách EPR mà còn làm rõ các quy định về cơ chế tài chính hỗ trợ tái chế, hỗ trợ xử lý chất thải, tạo hành lang pháp lý minh bạch, khả thi và phù hợp với yêu cầu thực tiễn quản lý môi trường trong giai đoạn mới. Hiện, Dự thảo Nghị định đang được Bộ đăng tải công khai để lấy ý kiến góp ý rộng rãi từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các bên liên quan.

 

Ông Nguyễn Thành Yên - Phó trưởng phòng Chính sách Pháp chế (Cục Môi trường) phát biểu

 

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Thành Yên - Phó trưởng phòng Chính sách Pháp chế (Cục Môi trường) giới thiệu tổng quan về quy định EPR hiện hành và Dự thảo Nghị định mới về EPR 2025. 

Theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, Chính sách EPR bao gồm trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì (Điều 54); và trách nhiệm xử lý chất thải (Điều 55). Các Văn bản quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường bao gồm Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; Nghị định số 05/2025/NĐ-CP; Thông tư số 02/2022/TT-BTNTM, Thông tư số 07/2025/TT-BTNMT đã quy định rõ các nội dung liên quan đến chính sách EPR bao gồm: đối tượng, lộ trình, hình thức, trình tự thực hiện trách nhiệm tái chế, xử lý chất thải và các nội dung về tỷ lệ tái chế, quy cách tái chế bắt buộc…

Đối với Dự thảo Nghị định mới về EPR 2025, cơ bản tiếp thu các nội dung đã được quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; Nghị định số 05/2025/NĐ-CP kết hợp với bổ sung, làm rõ một số quy định trên cơ sở thực tế triển khai thực hiện. Đồng thời quy định chi tiết nội dung về cơ chế hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải từ tiền đóng góp của nhà sản xuất, nhập khẩu.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã lắng nghe, trao đổi và đưa ra nhiều ý kiến đóng góp xây dựng Dự thảo Nghị định EPR liên quan tới công thức tính mức Fs, quy định đối với vỏ lon nhộm, nhựa, pin sạc – ác quy, dầu nhớt, săm lốp, sản phẩm điện tử,…

 

Bà Nguyễn Lan Hương - Giám đốc Toàn quốc Tương tác Chiến lược - Đối ngoại, Truyền thông, Phát triển bền vững Công ty TNHH Coca-Cola Việt Nam phát biểu

 

Góp ý với Dự thảo Nghị định EPR, bà Nguyễn Lan Hương - Giám đốc Toàn quốc Tương tác Chiến lược - Đối ngoại, Truyền thông, Phát triển bền vững Công ty TNHH Coca-Cola Việt Nam cho rằng nên điều chỉnh thuật ngữ trong văn bản quy định về tỷ lệ tái chế bắt buộc đối với sản phẩm bao bì, nhằm tăng tính rõ ràng và giúp doanh nghiệp hiểu rõ và chủ động hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ tái chế. Đề xuất ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hoạt động thu gom và tái chế, nhằm khuyến khích doanh nghiệp tham gia. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước để hỗ trợ và giám sát việc thực hiện các quy định về tái chế.

Kết luận Hội thảo, ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Môi trường khẳng định, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cam kết sẽ lắng nghe, tiếp thu đầy đủ và nghiêm túc các ý kiến góp ý từ các cơ quan, doanh nghiệp, hiệp hội để hoàn thiện khung pháp lý về EPR, với mục tiêu phát triển đồng bộ chính sách, thúc đẩy thực thi hiệu quả chính sách EPR và đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn và đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như cam kết của Việt Nam tại COP26.

Kim Anh

Sáng ngày 25/6, Báo Công Thương tổ chức Hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hàng tiêu dùng nhanh và thực phẩm trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại đa kênh”. Tham dự Hội thảo có đại diện cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội ngành hàng, viện nghiên cứu, trường đại học, chuyên gia, một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm và FMCG (Fast Moving Consumer Goods) - nhóm hàng tiêu dùng nhanh, các mặt hàng thiết yếu...
25/06/2025
Sáng 22/5, tại Hà Nội, Tạp chí Đồ Uống Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Tạp chí Đồ Uống Việt Nam (15/5/2000-15/5/2025) và trao giải Cuộc thi “Thơ với văn hóa ẩm thực và đồ uống Việt Nam”. Nhân dịp này, Tạp chí vinh dự đón nhận Bằng khen của Hội Nhà báo Việt Nam và Cờ thi đua của Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA).
19/06/2025
Ngày 13/6, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã có buổi làm việc với đoàn công tác cấp cao của nước Cộng hòa Litva (Litva) nhằm chia sẻ, trao đổi về tình hình sản xuất, kinh doanh đồ uống của hai quốc gia, đồng thời mở ra những cơ hội hợp tác tiềm năng trong việc phát triển thị trường đồ uống Việt Nam.
13/06/2025
Sáng 05/6, tại Văn phòng Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA), Lãnh đạo VBA đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Bia Tsingtao Việt Nam trao đổi về cơ hội hợp tác và phát triển tại thị trường Việt Nam.
05/06/2025
Du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ 19, bia đã nhanh chóng trở thành thức uống quen thuộc và có một hành trình dài gắn bó cùng lịch sử và văn hóa ẩm thực Việt. Trải qua những thăng trầm, biến động của dòng chảy lịch sử, đến nay ngành bia trở thành một ngành kinh tế - xã hội quan trọng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
31/05/2025
Từ góc độ của một người làm kinh tế và kinh doanh, Hoa cảm nhận sâu sắc sự đóng góp bền bỉ và ý nghĩa của Tạp chí Đồ Uống Việt Nam cho cộng đồng doanh nghiệp Việt. Là người từng có cơ duyên xuất hiện trên trang bìa và chia sẻ bài viết chuyên đề trong Tạp chí, Hoa càng thấm thía hơn tinh thần chuyên nghiệp, trách nhiệm và đam mê của những người làm báo tại đây. Không chỉ ghi lại nhịp đập thị trường, Tạp chí Đồ Uống Việt Nam còn mở ra một không gian văn hóa độc đáo, nơi tôn vinh bản sắc Việt Nam qua từng sản phẩm, từng câu chuyện doanh nghiệp.
29/05/2025
Chúng tôi vẫn còn nhớ buổi gặp mặt các đồng nghiệp - những người làm Tạp chí Đồ Uống Việt Nam và các nhân viên Văn phòng Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) giai đoạn 2000 - 2010 được tổ chức vào ngày 23/06/2024 tại Ecopark Hà Nội.
29/05/2025
Là cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, Tạp chí Đồ uống Việt Nam đã làm tốt vai trò truyền thông của ngành Đồ uống Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập (15/5/2000 - 15/5/2025), phóng viên Tạp chí Đồ uống Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch VBA về quá trình thành lập và phát triển, cùng những định hướng trong thời gian tới.
29/05/2025
Chuyển đổi số và phát triển báo chí điện tử đang là một xu hướng tất yếu, nhằm đáp ứng nhu cầu của độc giả trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ. Không nằm ngoài xu hướng đó, những năm gần đây, Tạp chí Đồ Uống Việt Nam đã chủ động từng bước chuyển đổi số, không ngừng đổi mới, sáng tạo, thực hiện đa dạng hình thức truyền thông trên các nền tảng số để đáp ứng nhu cầu đọc online ngày càng lớn của đông đảo bạn đọc.
29/05/2025
Với vai trò là cầu nối quan trọng giữa các doanh nghiệp trong ngành và cơ quan quản lý nhà nước, ngay từ đầu năm 2025, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã bám sát, chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ, chương trình tại Nghị quyết số 01/NQ-BCH ngày 09/01/2025 của Ban chấp hành: Tham gia góp ý xây dựng các chính sách quan trọng liên quan đến ngành; lắng nghe và hỗ trợ hội viên; tổ chức các diễn đàn trao đổi chuyên môn và đặc biệt đẩy mạnh công tác truyền thông.
27/05/2025
Nhân dịp Tạp chí Đồ Uống Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập (15/5/2000 – 15/5/2025) và trao giải Cuộc thi “Thơ với văn hóa ẩm thực và đồ uống Việt Nam”, Ban Biên tập Tạp chí xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Quý Cơ quan, Doanh nghiệp, Đối tác, các Cơ quan Báo chí và toàn thể Quý vị Đại biểu đã đến tham dự, tặng hoa, gửi lời chúc mừng và đồng hành cùng Tạp chí Đồ Uống Việt Nam, góp phần quan trọng vào sự thành công của buổi Lễ.
25/05/2025
Cầm trên tay cuốn Tạp chí Đồ uống Việt Nam số đặc biệt Xuân Ất Tỵ 2025, tôi cảm thấy tràn ngập niềm vui. Đó thật sự là bức tranh mùa Xuân, nói lên không khí gia đình đoàn viên đón Tết, trong lòng cảm thấy đầy xúc động và tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
24/05/2025
QC1 Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng Suntory PepsiCo Việt Nam Coca-Cola Việt Nam Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hồng Hà Công ty Ngân Hạnh Công ty CP Thương mại Bia Hà Nội - Hưng Yên 89
® 2024 Bản quyền thuộc Tạp chí Đồ uống Việt Nam. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Đặt mua tạp chí in
Mã bảo vệ
Đặt mua