Thơ ca Việt Nam gắn liền với bia, rượu

01/03/2025 80 lượt xem
A A- A+

Chúng ta đã biết văn hóa rất rộng như văn hóa giao tiếp, văn hóa học đường, văn hóa xưng hô, văn hóa giao thông, văn hóa ẩm thực. Ăn và uống không chỉ là nhu cầu bản năng mà còn phản ánh thái độ ứng xử, cách thức thể hiện mình trong cuộc sống

Chúng ta đã biết văn hóa rất rộng như văn hóa giao tiếp, văn hóa học đường, văn hóa xưng hô, văn hóa giao thông, văn hóa ẩm thực. Ăn và uống không chỉ là nhu cầu bản năng mà còn phản ánh thái độ ứng xử, cách thức thể hiện mình trong cuộc sống. Văn hóa ẩm thực trong đó có bia rượu là một vấn đề mang tính thời sự, khoa học, nhắc nhở chúng ta nhiều điều. Trong cuộc sống, mỗi sở thích đều có hai mặt, mặt lợi và mặt hại. Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có nhiều câu ca nói về bia, rượu như “Còn trời còn nước còn non/ Còn cô bán rượu anh còn say sưa”. Rượu thời trước là các loại rượu nút lá chuối, tuy bình dị nhưng đem lại niềm vui, cảm hứng cho cuộc sống.

Trong câu “chè tam rượu tứ” có hai cách hiểu. Một là nói về số lượng người tham gia, ba người uống chè và bốn người uống rượu mới thú vị. Hai là nói về mức độ uống, chè phải uống ba chén mới ngấm, ngon và rượu phải bốn chén mới thấm được vị ngon của rượu.

Hay trong câu “Ăn khi đói, nói khi say”, muốn ăn ngon tốt nhất phải đói và khi say nói mới hay, khi say mới bộc bạch tâm can, nỗi niềm muốn chia sẻ với nhau.

Trong kho tàng ngôn ngữ Việt Nam được biểu hiện qua ngôn từ. Chẳng hạn rượu thì có rượu trắng, rượu gạo, rượu ngô, rượu màu, rượu tăm, rượu ngang… Bia thì có bia chai, bia hơi, bia lon. Trong các từ ngữ liên quan đến bia và rượu, có nhiều từ để mô tả, đồng thời được định hình bởi các từ ngữ đã được định danh, phản ánh quãng thời gian, thời kỳ tồn tại của bia, rượu.

Từ rất nhiều các loại rượu, bia, người tiêu dùng cần có ý thức uống có trách nhiệm, thông minh. Trong câu ca dao “Chú tôi hay tửu hay tăm/Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa/Ngày thi ước những ngày mưa/Đêm thì ước những đêm thừa trống canh”. Thói thường rượu thường đi đôi với chè. Cả một loạt hành động “hay”, “ước” kia làm cho ta hình dung về một “ông chú” đặc biệt, không có gì là đáng học theo. Trong kho tàng ca dao, dân ca, thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt, có khối lượng đồ sộ nói về rượu, bia và việc sử dụng thức uống đó như thế nào được gọi là văn hóa. Văn hóa bao hàm tri thức và cách ứng xử. Văn hóa đối với người có tri thức là một trải nghiệm, còn với người kém nhận thức là một khía cạnh khác.

Rượu có giá trị tâm linh và giá trị giao tiếp. Dịp lễ, tết, giỗ chạp, hiếu hỷ không thể thiếu rượu. Rượu là một trong những vật tế thần tâm linh. Nhiều gia đình trong ngày mùng 1 hay ngày rằm chỉ cần 1 chén rượu và 1 đĩa muối đủ để báo cáo với thần linh. Hay trong việc hỷ, lễ nạp tài nhà trai mang đến nhà gái ngoài trầu cau không thể thiếu rượu. Rượu là sản phẩm cần thiết. Hay trong những nghi thức quan trọng như hạ thủy 1 con tàu bao giờ cũng đập vỡ 1 chai sâm panh để hy vọng may mắn… Do vậy, điều quan trọng trong tuyên truyền là chỉ ra được nét đẹp trong văn hóa rượu bia. Nét đẹp đó chỉ khi nào uống có chừng mực, uống có trách nhiệm và sử dụng rượu bia một cách hợp lý.

Về sản xuất, hiện nay có hiện tượng nhiều nơi sản xuất chui lủi và sử dụng hóa chất để sản xuất rượu nhanh hơn, không đảm bảo chất lượng, nguy hiểm tới sức khỏe. Vậy cần tuyền truyền quy trình sản xuất rượu bia làm sao cho hợp lý và việc tiêu thụ khoa học và thưởng thức có văn hóa, làm nên nét đẹp cho người Việt Nam.

Trong Tiếng Việt có câu “chén tạc, chén thù” thể hiện triết lý sống. Chén tạc là chén khách rót ra mời chủ, chén thù là chén rượu chủ rót ra mời khách. Đây là một lối giao tiếp đáp lễ qua lại, thể hiện tình bằng hữu, tôn trọng nhau, kết nối với nhau, thể hiện sự trân trọng và tạo ra mối quan hệ tốt.

Về giáo dục truyền thông có câu “Nhận thức thay đổi hành vi”. Chỉ khi nào thấm nhuần tư tưởng thì mới thay đổi hành động. Người vi phạm luật giao thông nếu không tự ý thức hành vi vi phạm, thay đổi nhận thức thì sẽ tiếp tục vi phạm. Để con người có nhận thức đúng về việc uống có văn hóa là một quá trình, chiến lược truyền thông cần sự đồng lòng chung tay của toàn xã hội. Có như vậy việc tuyên truyền trong sản xuất, sử dụng rượu, bia mới đi theo đúng chuẩn mực, có ý nghĩa trong việc thưởng thức văn hóa.

PGS.TS Phạm Văn Tình

Mỗi người đều có cảm nhận, sở thích khác nhau về hương vị đồ uống, song đều có một cái chung bất thành văn đó là văn hóa uống. Ai cũng cảm nhận được giá trị của đồ uống trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, trong hiếu hỷ, thờ cúng tổ tiên, tiếp khách... Dưới đây là cảm nhận, góc nhìn của Nhà thơ Hồng Thanh Quang về sản phẩm đồ uống hiện nay và xung quanh câu chuyện về văn hóa uống.
13/04/2025
Mùa Xuân là mùa có nhiều loài hoa đẹp khoe sắc, đây cũng là thời điểm mà khách du lịch nói chung và các bạn trẻ nói riêng muốn lưu lại những khoảnh khắc đẹp bên khung cảnh nên thơ, tuyệt mỹ với đủ sắc màu của các loài hoa như mận trắng, sắc vàng của hoa phong linh, sắc đỏ của hoa gạo, vẻ đẹp trong trắng của hoa ban...
15/03/2025
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, để sinh tồn và phát triển, loài người luôn luôn tìm cách đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu là ăn, uống, mặc, ở và đi lại. Câu hỏi muôn thuở đầu tiên để sinh sống đối với bất cứ dân tộc nào trên hành tinh này chính là: cần ăn gì và uống gì? Và thế là từ xa xưa, con người đã luôn luôn phải đi tìm thức ăn và thức uống.
21/02/2025
Trong kho tàng thơ ca Việt Nam có vô số những câu ca hay về ẩm thực. Nó không chỉ phản ánh những gắn bó, thân thuộc với đời sống, cũng như mang đậm các yếu tố văn hóa vùng miền, mà còn thể hiện thú vui tao nhã của những tâm hồn thi sĩ, như Nguyễn Công Trứ từng viết: “Thảnh thơi thơ túi rượu bầu”.
20/02/2025
Tôi trở lại thăm Quảng Trị sau gần 4 năm nhưng đây là lần đầu tôi nghỉ lại thành phố Đông Hà. Miền đất chịu nhiều đau thương, bao đời phải gánh chịu chiến tranh khốc liệt mà lần nào đến đây tôi cũng rơi nước mắt.
10/02/2025
Sống ở những đỉnh núi hoa sương, mùa Xuân với đồng bào dân tộc Dao Tiền gắn với sắc hồng mong manh của hoa đào và những cành hoa mận trắng như tuyết. Tết cổ truyền, đồng bào dân tộc Dao Tiền một lòng hướng về đất trời, tổ tiên và đón nhận những điều may mắn, hạnh phúc nhất.
04/02/2025
Năm nào cũng vậy, cứ đến Tết là những người đàn ông Việt dù mới xây dựng gia đình hay những người đàn ông đã ở tuổi xưa nay hiếm, bao giờ cũng chuẩn bị đồ lễ nhà bố mẹ vợ, mang đến trước ngày Tết Nguyên đán để thắp hương Tổ tiên, ông bà ông vải nhà vợ, tỏ tấm lòng thành kính và sự biết ơn tổ tiên nhà vợ và bố mẹ vợ, người đã sinh thành và nuôi dưỡng vợ mình cho tới ngày làm dâu nhà chồng.
24/01/2025
Nhìn về đồ uống nên nhìn ở góc độ toàn cầu, toàn nhân loại. Các loại đồ uống hiện nay là thành tựu của văn hóa, văn minh nhân loại, đặc biệt là đồ uống có cồn. Nước là điều kiện tất yếu của cuộc sống nhưng nước có cồn lại điều kiện tất yếu của sự thăng hoa trong cuộc sống, trong sáng tạo văn hóa, trong lao động.
16/01/2025
QC1
® 2024 Bản quyền thuộc Tạp chí Đồ uống Việt Nam. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Đặt mua tạp chí in
Mã bảo vệ
Đặt mua