Ba Vì rộn ràng lễ hội mùa Xuân, thu hút nhiều du khách

16/02/2025 42 lượt xem
A A- A+

Ba Vì là huyện ngoại thành Hà Nội, nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa và các khu du lịch nổi tiếng nức lòng du khách. Đến Ba Vì vào mùa Xuân, du khách có dịp hòa mình vào không khí lễ hội và các nghi thức tế lễ tại các di tích lịch sử văn hóa, cầu mong một năm mới nhiều may mắn, tài lộc, an khang. Đồng thời có dịp trải nghiệm cảnh quan đẹp mắt và thưởng thức hương vị, sản vật của vùng núi Tản sông Đà.

Lễ hội mở đầu du lịch năm 2025

Vào dịp đầu Xuân, Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh là một trong những sự kiện văn hóa tiêu biểu được tổ chức trong 2 ngày (13 và 14 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025). Lễ khai hội Tản Viên Sơn Thánh Xuân Ất Tỵ và Khai trương Du lịch huyện Ba Vì năm 2025 đã được Huyện ủy, UBND huyện Ba Vì tổ chức trang trọng tại Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia Đền Hạ (xã Minh Quang).

Nghi thức ấn nút khai trương năm du lịch Ba Vì 2025

Chương trình lễ hội gồm phần lễ và phần hội, trong đó phần lễ thực hiện nghi thức Rước nước từ sông Đà về đền Hạ; Bao sái đồ thờ, hiện vật tại di tích đền Hạ, đền Trung; Tế thỉnh Đức Thánh Tản Viên Sơn tại đền Hạ. Phần hội được tổ chức với các hoạt động văn hóa văn nghệ, tổ chức thi đấu các môn như: bóng chuyền da, bóng chuyền hơi, kéo co, bắn nỏ, đi cà kheo, bắn nỏ, đẩy gậy… của đồng bào các dân tộc trong và ngoài huyện tham gia. Đây là hoạt động văn hóa có ý nghĩa nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của Ba Vì nói riêng và cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung để tri ân công đức của Đức Thánh Tản Viên Sơn; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động giới thiệu, quảng bá, xúc tiến phát triển các sản phẩm du lịch thế mạnh của huyện Ba Vì.

Các đại biểu làm lễ dâng hương

Lễ khai hội Tản Viên Sơn Thánh gắn liền với truyền thuyết về Thánh Tản - một trong Tứ Bất Tử của Việt Nam, với huyền thoại chàng Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh. Truyền thuyết này tượng trưng cho tinh thần bất khuất, sự kiên cường của con người Việt Nam trong cuộc chiến chống lại thiên tai, bảo lũ. Hàng năm, người dân Ba Vì và du khách từ khắp nơi về đây để tôn vinh, bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ về vị Thánh vùng đất thiêng Ba Vì. Đây là lễ hội được huyện Ba Vì tổ chức hàng năm, trở thành một nét sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân trong vùng và du khách bốn phương. Lãnh đạo UBND huyện Ba Vì cho biết, Ba Vì có tiềm năng du lịch rất lớn về các di tích lịch sử, văn hóa, tâm linh phong phú, đặc biệt là truyền thuyết về Đức Thánh Tản. Việc phát triển du lịch không chỉ giúp bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống mà còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống người dân. Với những bước đi đúng đắn, du lịch Ba Vì hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến hàng đầu về du lịch sinh thái, văn hóa và tâm linh, thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài huyện.

Ban Lãnh đạo UBND huyện Ba Vì và các đại biểu tại Lễ khai hội Tản Viên Sơn Thánh và Khai trương du lịch năm 2025.

Tín ngưỡng phụng thờ Tản Viên Sơn Thánh bao trùm một vùng không gian văn hóa rộng lớn khu vực Đồng bằng Bắc bộ, trong đó đậm đặc nhất là vùng Xứ Đoài (mà vùng lõi là huyện Ba Vì). Thực tế cho thấy, chỉ tính trên địa bàn huyện Ba Vì có 397 di tích, trong đó có trên 100 di tích thờ Đức Thánh Tản Viên với rất nhiều di tích được xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia và cấp thành phố. Di tích thờ phụng Tản Viên Sơn Thánh lâu đời và tiêu biểu nhất là đền Thượng, đền Trung, đền Hạ (thuộc địa bàn hai xã Ba Vì và Minh Quang), đình Tây Đằng (thuộc thị trấn Tây Đằng), đình Thụy Phiêu (xã Thụy An), đình Khê Thượng (xã Sơn Đà)... Ngoài lễ vật thông thường như gà, lợn, xôi, rượu, hương hoa thì mỗi nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh trong các kỳ tiệc lớn lại có lễ vật riêng. Trong đó, lễ vật không thể thiếu là lợn hoặc gà phải có màu lông đen tuyền…

Tập quán thờ Tản Viên Sơn Thánh mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, hàm chứa giá trị giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”... Qua đó góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của cha ông để lại, từng bước phục dựng có chọn lọc các nghi thức lễ hội truyền thống, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng của Nhân dân.

Trong những năm gần đây, du lịch Ba Vì đang từng bước khởi sắc với nhiều chương trình, dịch vụ hấp dẫn du khách. Năm 2024, các khu điểm và cơ sở du lịch trên toàn huyện đón 2,8 triệu lượt khách, doanh thu đạt trên 430 tỷ đồng. Có những khu điểm du lịch quy mô nhỏ nhưng bám sát thị hiếu và nhu cầu khách hàng nên đã thu hút lượng lớn du khách đến trải nghiệm chăm sóc sức khỏe, ẩm thực, trải nghiệm văn hóa cộng đồng như Bản Miền - xã Ba Vì… Trên cơ sở đó, để tạo đà cho phát triển văn hóa kết hợp du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế dịch vụ mũi nhọn và chủ yếu của huyện. Được sự đồng ý của lãnh đạo TP Hà Nội, huyện Ba Vì tổ chức lồng ghép lễ khai hội Tản Viên Sơn Thánh và khai trương du lịch trong dịp này, nhằm khởi động và khuyến khích, quảng bá du lịch ngay từ những ngày đầu năm 2025.

Huyện Ba Vì quan tâm phát triển các sản phẩm du lịch, trong đó có tổ chức các sự kiện lễ hội, festival nông sản, trình diễn tục thờ Tản Viên Sơn, tín ngưỡng thờ mẫu… kết hợp với các sản phẩm du lịch lợi thế. Đồng thời, năm 2025, phấn đấu hoàn thành quy hoạch vùng huyện, trong đó coi trọng các phân khu phát triển du lịch để thu hút đầu tư và phát huy tiềm năng du lịch của Huyện. Sau lễ khai trương, huyện khuyến khích và đề nghị các đơn vị du lịch đổi mới, tổ chức các hoạt động khai trương, giới thiệu sản phẩm mới, quảng bá hình ảnh du lịch trên địa bàn để du lịch Ba Vì thực sự phát triển xứng tầm với những gì thiên nhiên ban tặng, xứng đáng với nét đẹp của vùng quê giàu truyền thống lịch sử và anh hùng cách mạng.

UBND huyện Ba Vì quyết liệt chỉ đạo các ngành rà soát, hướng dẫn hoạt động kinh doanh du lịch dần đi vào nề nếp. Huyện Ba Vì không chỉ được biết đến là vùng đất cổ với bề dày truyền thống văn hóa mà còn được biết đến là một vùng sinh thái, nông nghiệp đa dạng và phong phú. Với hơn 100 khu điểm, cơ sở du lịch tiêu biểu như: Vườn quốc gia Ba Vì, Khu di tích K9 Đá Chông; du lịch Ao Vua, Thiên Sơn – Suối Ngà, Tản Đà resort, Trang trại Đồng quê… với các sản phẩm du lịch tâm linh, du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng, du lịch học đường, trải nghiệm nông nghiệp, trải nghiệm văn hóa, chăm sóc sức khỏe, trên 150 sản phẩm thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, sản phẩm OCOP có chất lượng như: sữa Ba Vì và các sản phẩm, chế phẩm từ sữa; chè búp khô Ba Vì, gà đồi - mật ong, miến rong, tố tâm chay… đã tạo nên một vùng tài nguyên cho phát triển du lịch.

Và tiềm năng du lịch cần được phát huy

Trong tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025, trên địa bàn huyện Ba Vì diễn ra nhiều lễ hội truyền thống ở các làng, xã, đây là nét đẹp văn hóa được nhân dân các địa phương trong huyện giữ gìn và phát huy. Thông qua các lễ hội, thế hệ trẻ và du khách có dịp hiểu hơn về lịch sử văn hóa ở địa phương, từ đó có trách nhiệm giữ gìn và lan tỏa nét đẹp văn hóa của quê mình. Một trong những lễ hội ấn tượng đầu Xuân ở ven sông Hồng phải kể đến Lễ hội đình làng Thanh Chiểu (xã Phú Cường) và Lễ hội đình làng Vân Sa (xã Phú Hồng). Đối với người dân thôn Thanh Chiểu (xã Phú Cường), Xuân Ất Tỵ 2025 như được nhân đôi niềm vui khi đường làng ngõ xóm, 3 hồ điều hòa giữa làng được đầu tư ngày càng khang trang, sạch đẹp, đời sống văn hóa tinh thần của người dân được nâng lên, đặc biệt là Đình làng Thanh Chiểu được cấp Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Thành phố. Người dân xã Phú Cường và những người con xa quê đều phấn khởi, tự hào khi quê mình tổ chức Lễ hội truyền thống và Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Thành phố đối với Đình Thanh Chiểu. Các thế hệ người dân làng Thanh Chiểu đều hân hoan, rộn ràng tham gia các nghi thức như Lễ rước nước từ Ngã ba Bạch Hạc về đình làng Thanh Chiểu, Lễ đón Bằng di tích, chương trình giao lưu văn nghệ, Lễ dâng hương Thành hoàng làng...

Lê rước nước tại thôn Thanh Chiểu, xã Phú Cường, huyện Ba Vì (Hà Nội).
 

Xã Phú Cường có vị trí đặc biệt nơi hợp lưu của sông Hồng và sông Lô, có cây cầu Văn Lang nối huyện Ba Vì với Thành phố Việt Trì (Phú Thọ), thuận lợi cho giao thông và phát triển kinh tế - xã hội. Phú Cường là xã giàu truyền thống văn hóa lịch sử, được công nhận là Xã Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Pháp. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hữu tình mà còn lưu giữ những giá trị lịch sử sâu sắc, gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh của người dân. Trong đó, Đình Thanh Chiểu là một trong những di tích tiêu biểu, thờ Thánh Cao Sơn, một vị thần linh thiêng thời Hùng Vương, có công giúp dân đánh đuổi giặc ngoại xâm và phù trợ đời sống nhân dân.

Đình Thanh Chiểu (Phú Cường, Ba Vì, Hà Nội) được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Thành phố
 

Nhờ có bề dày lịch sử và những giá trị văn hóa đặc sắc, ngày 27/11/2024, Đình Thanh Chiểu đã vinh dự được UBND Thành phố Hà Nội công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Thành phố theo Quyết định số 6138/QĐ-UBND. Đây không chỉ là niềm tự hào của nhân dân thôn Thanh Chiểu mà còn là sự ghi nhận xứng đáng cho những giá trị văn hóa, lịch sử mà ngôi đình đã gìn giữ qua nhiều thế hệ. Đối với cán bộ và nhân dân xã Phú Cường, việc đón nhận danh hiệu di tích lịch sử văn hóa cấp Thành phố là một dấu mốc quan trọng, mở ra những cơ hội mới trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Người dân xã Phú Cường cũng mong muốn được quan tâm, đầu tư hơn nữa về du lịch, dịch vụ để nơi đây sẽ là điểm đến thu hút du khách trong lễ hội mùa Xuân hàng năm, từ đó góp phần xây dựng quê hương Phú Cường ngày càng giàu đẹp, văn minh, trở thành miền quê đáng sống như cán bộ và người dân nơi đây mong muốn.
 


Là huyện có địa hình đa dạng và cảnh quan đặc sắc, Ba Vì có lợi thế vượt trội về hệ sinh thái tự nhiên, văn hóa đặc sắc và mạng lưới giao thông thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và dịch vụ du lịch nói riêng. Ngoài các lễ hội truyền thống như Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh, Lễ hội Đình Tây Đằng; Lễ hội truyền thống di tích lịch sử văn hóa Đình Vô Quy (xã Cẩm Lĩnh); Lễ hội làng Vân Sa (xã Phú Hồng), Lễ hội làng Thanh Chiểu (xã Phú Cường)..., huyện Ba Vì còn có nhiều điểm đến hấp dẫn du khách trong mùa Xuân và mùa Hè với cảnh quan thiên nhiên đẹp, nhất là có nhiều món ăn, đồ uống đặc trưng của vùng núi Tản, sông Đà.

Việc tổ chức Lễ khai trương du lịch năm 2025, huyện Ba Vì mong muốn tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động giới thiệu, quảng bá, để phát triển các sản phẩm du lịch trên địa bàn; đồng thời tăng cường sự hợp tác, giao lưu, xúc tiến phát triển các khu du lịch của huyện với cả nước và quốc tế, phấn đấu đưa dịch vụ du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Minh Thư

Hòa cùng không khí vui tươi, phấn khởi của đất nước đón chào Ngày “Non sông thống nhất”, các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) với nhiều tiết mục, chương trình, vở diễn nghệ thuật hấp dẫn, thể hiện ý nghĩa, tầm vóc vĩ đại, giá trị to lớn của Đại thắng mùa Xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
17/04/2025
Chiều 12/4, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII đã bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
13/04/2025
Ngày 04/04/2025, Hội thảo “Kỷ niệm 03 năm Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực – Kết nối và thúc đẩy hợp tác khu vực trong bối cảnh đầy biến động” đã diễn ra tại Hà Nội, đánh dấu 3 năm Hiệp định RCEP – hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới được thực thi.
06/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25/3/2025 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
26/03/2025
Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia được thành lập với sứ mệnh kết nối các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dữ liệu. Hiệp hội hướng tới xây dựng một hệ sinh thái dữ liệu vững mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số và gia tăng giá trị dữ liệu trong nền kinh tế quốc dân.
22/03/2025
Ngày 22/3, Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia chính thức ra mắt và tổ chức thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025–2030. Đại tướng Lương Tam Quang giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia.
22/03/2025
Sau 2,5 ngày làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành 12 nội dung trong chương trình Phiên họp thứ 43. Phát biểu bế mạc Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, các cơ quan của Quốc hội tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung cao độ, nỗ lực hơn nữa, dành ưu tiên cao nhất cho công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ Chín của Quốc hội sẽ diễn ra vào đầu tháng 5 tới.
14/03/2025
Với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 diễn ra từ ngày 09/3/2025 đến ngày 13/3/2025 tại TP. Buôn Ma Thuột và một số địa phương trong tỉnh Đắk Lắk có nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn và mới mẻ so với những lần tổ chức trước.
13/03/2025
Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Hải Bình sẽ theo dõi và chỉ đạo lĩnh vực báo chí truyền thông và phát thanh truyền hình.
07/03/2025
Sáng ngày 6/3/2025 tại Hà Nội, Tổ chức Phát triển Công nghệ Công nghiệp và Năng lượng mới (NEDO) của Nhật Bản kết hợp với Cục Phát triển Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (SATI), Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia (NATIF) - trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST) tổ chức “Hội thảo kết nối doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản hướng tới ứng dụng những thành quả kỹ thuật tiết kiệm năng lượng Nhật Bản”.
06/03/2025
Lễ phát động "Toàn dân tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025" và Giải chạy hưởng ứng "Toàn dân tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025" diễn ra vào sáng Thứ Bảy, ngày 08 tháng 3 năm 2025 tại Cổng Công viên Thống Nhất - Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
02/03/2025
Sáng 27/2, tại Sơn La, Công đoàn Công Thương Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Nữ công và khen thưởng phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
28/02/2025
QC1
® 2024 Bản quyền thuộc Tạp chí Đồ uống Việt Nam. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Đặt mua tạp chí in
Mã bảo vệ
Đặt mua