Tổ điều hành thị trường trong nước họp thường kỳ quý II năm 2025

14/07/2025 17 lượt xem
A A- A+

Sáng 11/7, Tổ điều hành thị trường trong nước họp thường kỳ quý II/2025 tại trụ sở Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Cục TTTN). Báo cáo tại cuộc họp cho thấy, thị trường hàng hóa trong nước 6 tháng đầu năm tiếp tục duy trì ổn định, nguồn cung đảm bảo, giá cả cơ bản được kiểm soát tốt.

Tiêu dùng nội địa khởi sắc, xuất siêu 7,6 tỷ USD

Theo báo cáo của Tổ điều hành thị trường trong nước, 6 tháng đầu năm 2025, thị trường hàng hóa trong nước nhìn chung ổn định, nguồn cung đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng và sản xuất, đặc biệt trong các dịp cao điểm như Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5.

Kết quả này đạt được nhờ sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Bộ Công Thương và các địa phương trong công tác chuẩn bị hàng hóa, triển khai chương trình bình ổn thị trường. Nhóm hàng thiết yếu như năng lượng, nguyên vật liệu, lương thực, thực phẩm luôn được đảm bảo. Một số mặt hàng có biến động giá cục bộ, điển hình là thịt lợn trong quý I do thiếu hụt nguồn cung và dịch bệnh, nhưng đã được kiểm soát và ổn định trở lại từ đầu quý II.

 

Toàn cảnh cuộc họp

 

Công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa cũng được tăng cường. Trước những yêu cầu mới về quản lý nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục siết chặt kỷ cương thị trường, củng cố niềm tin của người tiêu dùng trong thời gian tới.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2025 tăng 7,96% so với cùng kỳ năm trước – mức cao thứ hai trong 5 năm qua, chỉ sau quý II/2022 (8,56%) – giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19. Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, GDP tăng 7,52%, là mức cao nhất trong cùng kỳ 15 năm trở lại đây.

Theo Cục Thống kê – Bộ Tài chính, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3,42 triệu tỷ đồng, tăng 9,27% so với cùng kỳ 2024. Một số nhóm hàng ghi nhận mức tăng cao như lương thực – thực phẩm, văn hóa phẩm – giáo dục và dịch vụ du lịch (tăng 9,53–23,23%). Trong khi đó, nhóm may mặc, thiết bị gia đình, phương tiện đi lại tăng chậm (0,16–6,09%). Nếu loại trừ yếu tố giá, tổng mức bán lẻ tăng 7,12%.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm ước đạt 219,8 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ; trong đó nông, thủy sản và hàng công nghiệp chế biến đều tăng mạnh (15–16%). Ngược lại, nhóm nhiên liệu – khoáng sản giảm 44,3% do giá và sản lượng dầu thô, xăng dầu sụt giảm.

 

Ông Phan Văn Chinh, Phó Cục trưởng Cục TTTN phát biểu khai mạc cuộc họp

 

Kim ngạch nhập khẩu đạt 212,2 tỷ USD, tăng 18,2%. Nhóm hàng cần nhập khẩu tăng 18,6%, gồm thủy sản, điều, sữa, phân bón, máy tính, ô tô… Nhóm hàng cần kiểm soát tăng 18,9%, chủ yếu là rau quả, bánh kẹo, ô tô, xe máy. Sau 6 tháng, cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu với mức 7,6 tỷ USD.

Theo Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 10/5/2025, lãi suất cho vay bình quân với khoản vay mới là 6,63%/năm, giảm 0,3 điểm % so với cuối năm 2024. Tính đến 24/6/2025, dư nợ tín dụng đạt trên 16,8 triệu tỷ đồng, tăng 18,7% so với cùng kỳ và 7,73% so với cuối năm 2024. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ nguyên lãi suất điều hành để hỗ trợ tổ chức tín dụng tiếp cận vốn rẻ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2025 tăng 3,27% so với cùng kỳ 2024, vẫn trong giới hạn kiểm soát lạm phát Quốc hội giao. Một số nhóm tăng cao gồm: thực phẩm (tăng 4,15% do giá thịt lợn tăng trong quý I), nhà ở và vật liệu xây dựng (tăng 5,73% do giá điện và vật liệu tăng), thuốc và dịch vụ y tế (tăng 13,87%), dịch vụ khác (tăng 6,6%). Các nhóm còn lại tăng nhẹ từ 1,11–3,69%; riêng nhóm giao thông và bưu chính viễn thông giảm lần lượt 3,63% và 0,45% do giá xăng dầu và thiết bị điện tử giảm.

Trong 6 tháng đầu năm 2025, đặc biệt 1 tháng gần đây, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hàng không rõ nguồn gốc.

Trọng tâm kiểm tra là các lĩnh vực: thương mại điện tử, lương thực, thực phẩm, dược liệu, thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe… Tiêu biểu như: Công điện số 2755/CĐ-BCT ngày 18/4/2025 về tăng cường kiểm tra sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm chức năng; Quyết định số 1398/QĐ-BCT về Kế hoạch cao điểm kiểm tra, xử lý buôn lậu, gian lận thương mại và xâm phạm quyền SHTT trong tình hình mới.

Tăng cường kiểm tra thị trường, cảnh báo nhiều rủi ro cuối năm

Từ đầu năm, Bộ Công Thương ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường kiểm tra vi phạm thương mại điện tử, hàng giả, hàng lậu và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong 6 tháng đầu năm 2025, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) đã kiểm tra 11.568 vụ, xử lý 9.919 vụ vi phạm, thu về 266 tỷ đồng từ xử lý vi phạm hành chính; trong đó, phạt tiền 121 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 145 tỷ đồng, nộp ngân sách 141 tỷ đồng. Đồng thời, đã chuyển 76 vụ có dấu hiệu hình sự sang cơ quan điều tra.

 

Bà Lê Thị Hồng, Thường trực Tổ điều hành thị trường trong nước thông tin về tình hình thị trường thế giới và trong nước 06 tháng đầu năm 2025

 

Riêng trong Tháng cao điểm phòng, chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (15/5–15/6/2025), QLTT kiểm tra 3.891 vụ, xử lý 3.114 vụ, tổng số tiền xử lý hơn 63 tỷ đồng (phạt hành chính trên 32 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm gần 31 tỷ đồng), nộp ngân sách gần 36 tỷ đồng. Có 26 vụ chuyển cơ quan điều tra, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2024.

Tổ điều hành thị trường trong nước cũng dự báo, thời gian tới, nhiều yếu tố trong và ngoài nước sẽ ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa. Căng thẳng chính trị tại Trung Đông, châu Á, châu Âu – đặc biệt ở các khu vực sản xuất nhiên liệu, năng lượng mà Việt Nam đang nhập khẩu – sẽ làm tăng chi phí đầu vào và mặt bằng giá trong nước. Bên cạnh đó, xu hướng bảo hộ thương mại của các nước lớn tiếp tục gây khó khăn cho xuất khẩu, tạo áp lực tiêu thụ hàng hóa trong nước. Thiên tai, dịch bệnh những tháng cuối năm tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là bão và dịch bệnh trên vật nuôi khi thời tiết chuyển mùa. Người tiêu dùng ngày càng thận trọng hơn sau loạt vụ hàng kém chất lượng bị xử lý gần đây. Thị trường lao động cũng có nhiều biến động do tinh giản bộ máy, tác động của công nghệ và trí tuệ nhân tạo khiến người lao động lo ngại về việc làm, thu nhập, dẫn đến xu hướng thắt chặt chi tiêu, ưu tiên nhu cầu thiết yếu. Ở chiều ngược lại, vốn đầu tư công sẽ được giải ngân mạnh vào cuối năm, nhất là sau khi các địa phương ổn định tổ chức sau sáp nhập, góp phần thúc đẩy nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng và nhân công. Các yếu tố trên sẽ tác động đến cung cầu hàng hóa trong những tháng cuối năm 2025. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương, nguồn cung hàng hóa – đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu – vẫn sẽ được bảo đảm, giá cả dù có tăng nhưng trong giới hạn kiểm soát.

 


 

Tại cuộc họp, Tổ Điều hành thị trường trong nước kiến nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2025 của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, cũng như Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05/02/2025 về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực, địa phương nhằm bảo đảm mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước đạt từ 8% trở lên. Cùng với đó, các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ trong việc theo dõi sát diễn biến cung cầu hàng hóa, giá cả thị trường; chủ động, linh hoạt triển khai các biện pháp điều tiết, bình ổn thị trường và thúc đẩy tiêu dùng hàng sản xuất trong nước. Mục tiêu là vừa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, vừa kiểm soát lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội.

Tiếp nối những kiến nghị về điều hành vĩ mô, đại diện Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam đề xuất Bộ Công Thương và Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh điều kiện tín dụng, tạo thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn duy trì hoạt động sản xuất trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Cụ thể, Hiệp hội kiến nghị tạo điều kiện vay vốn ngắn hạn để bổ sung kịp thời vốn lưu động, góp phần tháo gỡ khó khăn tạm thời, ổn định sản xuất – kinh doanh. Bên cạnh đó, cần mở rộng điều kiện vay trung hạn cho các dự án đầu tư đổi mới công nghệ theo định hướng chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường. Đồng thời, Hiệp hội đề xuất xem xét giảm tỷ lệ ký quỹ nhập khẩu đầu vào để giúp doanh nghiệp chủ động hơn về nguồn vốn phục vụ sản xuất.

Ở lĩnh vực vật liệu xây dựng, đại diện Tổng Công ty Xi măng Việt Nam cũng đưa ra một số kiến nghị đáng chú ý. Theo đó, Chính phủ cần sớm có giải pháp ổn định giá cả, nguồn cung vật liệu xây dựng để kích cầu tiêu dùng mặt hàng xi măng trong nước. Doanh nghiệp cũng đề xuất tăng tỷ lệ áp dụng phương án cầu cạn bê tông cốt thép trong các dự án đường cao tốc; khuyến khích sử dụng công nghệ gia cố đất bằng xi măng trong xây dựng đường bộ, giao thông nông thôn và tại các vùng miền núi. Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu xi măng ứng phó với các rào cản thương mại tại các thị trường đang xem xét áp thuế đối với xi măng nhập khẩu từ Việt Nam, điển hình là thị trường Đài Loan.

 

Một số hình ảnh tại sự kiện: 

 


 


 

 

 

Các đại biểu nêu ý kiến tại cuộc họp

 

Theo: Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 12/7/2025.
12/07/2025
Chiều 3/7, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng thông tin về tình hình tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua.
04/07/2025
Hội Báo toàn quốc năm 2025 đã khép lại thành công sau 3 ngày diễn ra sôi nổi tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), để lại nhiều dư âm đẹp về một sự kiện lớn của giới báo chí cả nước, nhất là trong dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025). Những gian trưng bày được đầu tư công phu, đa dạng về hình thức và nội dung đã phản ánh sinh động sự phát triển mạnh mẽ, chuyên nghiệp, hiện đại của nền báo chí nước nhà.
22/06/2025
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Thưa các nhà báo lão thành và những người làm báo Cách mạng Việt Nam,
22/06/2025
Tạp chí Đồ Uống Việt Nam xin trân trọng đăng tải bài viết quan trọng của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhân dịp Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
20/06/2025
Trong cuộc trao đổi với Văn Hóa nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao sự đóng góp, đồng hành của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt một thế kỷ qua.
20/06/2025
Sáng ngày 19/6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025 – Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
20/06/2025
Sáng 14-6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
14/06/2025
Ngày 12/6, Thư viện Quân đội phối hợp với Nhà Xuất bản Hà Nội đã tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút” của Nhà báo – Nhà văn Hồ Quang Lợi nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025). Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, không chỉ đối với cá nhân tác giả, đối với báo chí mà còn là dịp để tôn vinh truyền thống vẻ vang, khẳng định vai trò, sứ mệnh thiêng liêng của Báo chí Cách mạng Việt Nam trong suốt một thế kỷ qua.
12/06/2025
Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy cấp trên, Đảng bộ Cơ quan Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã vượt qua những khó khăn thách thức, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành khối lượng công việc lớn, có nhiều việc mới và khó, chưa có tiền lệ với chất lượng, hiệu quả được nâng lên rõ rệt, được Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cán bộ, đảng viên, nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
10/06/2025
Sáng ngày 31/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai trương Cổng Pháp luật quốc gia, ngay trước khi chủ trì cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp về triển khai Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
02/06/2025
gày 18/5, tại Hội trường Diên Hồng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
18/05/2025
QC1 Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng Suntory PepsiCo Việt Nam Coca-Cola Việt Nam Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hồng Hà Công ty Ngân Hạnh Công ty CP Thương mại Bia Hà Nội - Hưng Yên 89
® 2024 Bản quyền thuộc Tạp chí Đồ uống Việt Nam. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Đặt mua tạp chí in
Mã bảo vệ
Đặt mua